Loại hình Shop Villa là gì? Ưu nhược điểm của loại hình Shop Villa

Shop Villa ngày phát triển trong các khu nghỉ dưỡng hoặc khu đô thị cao cấp. Vậy Loại hình Shop Villa là gì? Ưu nhược điểm của loại hình Shop Villa như thế nào?

Nội dung chính

    Loại hình Shop Villa là gì?

    (1) Khái niệm cơ bản

    Shop Villa là một loại hình bất động sản kết hợp giữa nhà ở và không gian kinh doanh trong cùng một thiết kế.

    Khác với shophouse (nhà phố thương mại) thường xuất hiện ở khu đô thị, Shop Villa thường được phát triển trong các khu nghỉ dưỡng hoặc khu đô thị cao cấp. Shop Villa có diện tích lớn hơn, nằm trong khuôn viên có cảnh quan và hạ tầng đồng bộ, thường gắn liền với không gian xanh hoặc gần biển.

    (2) Cấu trúc và thiết kế

    Một căn Shop Villa điển hình sẽ có diện tích từ 200 – 400 m2, thiết kế 1 – 2 tầng. Tầng trệt được bố trí để kinh doanh, như mở nhà hàng, cửa hàng đặc sản, spa, quán cà phê hoặc các dịch vụ lưu trú.

    Tầng trên là không gian sinh hoạt hoặc lưu trú cá nhân. Không gian được tối ưu để vừa đảm bảo yếu tố thương mại, vừa giữ được sự riêng tư cho gia đình hoặc chủ sở hữu.

    (3) Vị trí phát triển

    Loại hình này thường được phát triển tại các khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển hoặc ven hồ, nơi có lưu lượng du khách cao. Một số dự án còn tích hợp các tiện ích như quảng trường trung tâm, phố đi bộ, bãi biển riêng nhằm gia tăng giá trị khai thác thương mại cho Shop Villa.

    (4) Mục tiêu sử dụng

    Chủ sở hữu Shop Villa có thể sử dụng để kinh doanh trực tiếp, cho thuê dài hạn hoặc ủy thác vận hành. Một số chủ đầu tư còn phát triển loại hình này dưới dạng sản phẩm đầu tư, chia lợi nhuận từ việc vận hành dịch vụ lưu trú – bán lẻ.

    Loại hình Shop Villa là gì? Ưu nhược điểm của loại hình Shop Villa

    Loại hình Shop Villa là gì? Ưu nhược điểm của loại hình Shop Villa (Hình từ Internet)

    Ưu nhược điểm của loại hình Shop Villa

    (1) Ưu điểm của loại hình Shop Villa

    - Khai thác kinh doanh hiệu quả

    Ưu điểm của loại hình Shop Villa đầu tiên là khả năng kinh doanh linh hoạt. Với thiết kế vừa ở vừa kinh doanh, nhà đầu tư có thể khai thác các hoạt động bán lẻ, lưu trú, hoặc dịch vụ F&B ngay tại tầng trệt mà không cần thuê mặt bằng bên ngoài.

    - Vị trí đắt giá trong khu nghỉ dưỡng

    Nhiều Shop Villa được quy hoạch tại trung tâm các khu du lịch – nơi du khách tập trung đông. Đây là một ưu điểm của loại hình Shop Villa giúp gia tăng doanh thu ổn định từ hoạt động thương mại.

    - Không gian sống tiện nghi

    Không như nhà phố thông thường, Shop Villa thường được bao quanh bởi không gian xanh, tiện ích nội khu cao cấp và an ninh tốt, giúp cư dân vừa kinh doanh vừa tận hưởng cuộc sống riêng tư, thoải mái.

    - Tính thanh khoản và giá trị đầu tư

    Số lượng sản phẩm giới hạn, thiết kế biệt lập và nằm trong quần thể du lịch tạo ra tính thanh khoản tốt, là một ưu điểm của loại hình Shop Villa so với các loại hình khác cùng phân khúc.

    (2) Nhược điểm của loại hình Shop Villa

    - Chi phí đầu tư ban đầu cao

    Một nhược điểm loại hình Shop Villa là chi phí mua vào cao hơn nhiều so với các dòng shophouse hay căn hộ thông thường. Điều này làm hạn chế đối tượng nhà đầu tư tiếp cận sản phẩm.

    - Phụ thuộc vào vị trí và lưu lượng khách

    Việc kinh doanh tại Shop Villa phụ thuộc nhiều vào vị trí và lưu lượng khách du lịch trong khu vực. Nếu vị trí không thuận lợi hoặc khu du lịch chưa phát triển mạnh, khả năng khai thác sẽ thấp.

    - Quản lý và vận hành phức tạp

    So với căn hộ hoặc biệt thự nghỉ dưỡng thuần túy, Shop Villa cần vận hành linh hoạt giữa mô hình ở và kinh doanh. Đây là nhược điểm loại hình Shop Villa khiến một số nhà đầu tư cá nhân gặp khó khăn trong việc tự quản lý hiệu quả.

    - Khó chuyển đổi công năng

    Shop Villa có thiết kế cố định, ưu tiên thương mại nên khi không kinh doanh, việc chuyển đổi mục đích sử dụng như cho thuê dài hạn hoặc ở toàn thời gian sẽ gặp bất tiện – một nhược điểm loại hình Shop Villa cần cân nhắc.

    Nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 39 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định nguyên tắc chuyển nhượng một phần hoặc một phần dự án bất động sản như sau:

    1. Chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư xây dựng, kinh doanh khi dự án đang trong thời hạn thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

    2. Khi thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải bảo đảm không thay đổi quy hoạch, mục tiêu của dự án; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.

    3. Sau khi đã hoàn thành việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản, bên nhận chuyển nhượng kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư chuyển nhượng và là chủ đầu tư đối với dự án, phần dự án đã nhận chuyển nhượng.

    Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và giấy phép xây dựng của dự án nếu không có thay đổi về nội dung của dự án;

    Trường hợp có thay đổi thì chủ đầu tư nhận chuyển nhượng thực hiện điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

    4. Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 40 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và tuân thủ quy định về hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất, đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.

    saved-content
    unsaved-content
    279