Thị trường bất động sản Tây Ninh - Long An sau sáp nhập như thế nào?

Chính thức sáp nhập tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh. Thị trường bất động sản Tây Ninh - Long An sau sáp nhập như thế nào?

Nội dung chính

Thị trường bất động sản Tây Ninh - Long An sau sáp nhập như thế nào?

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định danh sách sáp nhập tỉnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh cụ thể như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
....
18. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Tây Ninh có diện tích tự nhiên là 8.536,44 km2, quy mô dân số là 3.254.170 người.
Tỉnh Tây Ninh giáp tỉnh Đồng Nai, tỉnh Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh và Vương quốc Cam-pu-chia.
...

Như vậy, chính thức sáp nhập tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh.

Việc sáp nhập hai tỉnh Tây Ninh và Long An không chỉ đơn thuần là một điều chỉnh hành chính mà còn mở ra hướng đi chiến lược trong quy hoạch vùng. Khi ranh giới địa lý bị xoá bỏ, vùng đất rộng lớn kết nối trực tiếp với TP.HCM sẽ trở thành một thể thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản và hạ tầng giao thông.

Sau sáp nhập thị trường bất động sản Tây Ninh - Long An có những thay đổi đáng kể sau:

(1) Sự quan tâm của giới đầu tư gia tăng đáng kể

Ngay sau khi xuất hiện đề xuất sáp nhập, các khu vực như Đức Hòa, Bến Lức (Long An) và Trảng Bàng, Gò Dầu (Tây Ninh) ghi nhận lượng tìm kiếm và giao dịch tăng cục bộ.

Nhà đầu tư bắt đầu gom đất có pháp lý rõ ràng, đặc biệt là gần trục giao thông lớn như cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, với kỳ vọng sẽ đi trước một bước khi quy hoạch mới hình thành.

(2) Hạ tầng giao thông

Tuyến Vành đai 3 và Vành đai 4, cùng với hàng loạt tuyến cao tốc chiến lược đang và sắp thi công, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Tây Ninh - Long An với TP.HCM và các trung tâm công nghiệp lớn.

Những vị trí nằm gần các tuyến đường này trở thành tâm điểm hút vốn. Đây là yếu tố giúp nâng tầm thị trường bất động sản khu vực trong dài hạn, cả về công nghiệp, logistics và nhà ở.

Ngoài các tuyến vành đai, Tây Ninh mới còn sở hữu mạng lưới đường cao tốc hiện đại kết nối liên vùng như: cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành, Đức Hoà - Chơn Thành đang gấp rút thi công.

Đặc biệt tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đóng vai trò là trục kết nối vùng biên giới Tây Nam với vùng lõi kinh tế phía Nam sẽ được khởi công trong tháng 9 tới đây và dự kiến thông xe vào năm 2027. Trong tương lai, cao tốc Mộc Bài - TP.HCM sẽ tiếp tục được kéo dài hòa vào trục xuyên Á, mở ra hành lang thương mại Campuchia - Việt Nam - cảng biển quốc tế.

Thị trường bất động sản Tây Ninh - Long An sau sáp nhập như thế nào?Thị trường bất động sản Tây Ninh - Long An sau sáp nhập như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ hội khi đầu tư bất động sản Tây Ninh - Long An sau sáp nhập

Trong bối cảnh thị trường bất động sản tại các đô thị lớn như TP.HCM ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ, xu hướng dịch chuyển dòng vốn ra vùng ven đang ngày càng rõ nét.

Trong đó, Tây Ninh và Long An nổi lên như hai điểm sáng nhờ lợi thế về vị trí chiến lược, hạ tầng giao thông liên vùng và dư địa phát triển còn rất lớn. Dưới đây là cơ hội khi đầu tư bất động sản Tây Ninh - Long An sau sáp nhập:

(1) Vị trí chiến lược, kết nối vùng thuận lợi

Tây Ninh và Long An nằm ở cửa ngõ phía Tây TP.HCM, giữ vai trò trung chuyển giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Long An giáp TP.HCM, còn Tây Ninh kết nối trực tiếp với Campuchia.

Các tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, Vành đai 3, Vành đai 4 đang và sẽ hoàn thiện giúp tăng tốc độ di chuyển, hỗ trợ phát triển logistics, đô thị và thu hút đầu tư bất động sản.

(2) Quỹ đất lớn, giá mềm

So với TP.HCM hay Bình Dương, giá đất tại Tây Ninh và Long An vẫn thấp, nhưng tiềm năng tăng giá lớn.

Nhiều khu vực như Đức Hòa, Bến Lức (Long An) hay Trảng Bàng, Gò Dầu (Tây Ninh) có quỹ đất rộng, phù hợp để triển khai các khu đô thị, công nghiệp, hoặc dự án nghỉ dưỡng theo xu hướng dịch chuyển ra vùng ven.

(3) Công nghiệp phát triển mạnh, kéo theo nhu cầu nhà ở

Tây Ninh cũng đang mở rộng nhiều cụm công nghiệp mới. Sự phát triển công nghiệp tạo ra nhu cầu thực về nhà ở cho công nhân, kỹ sư và dịch vụ đi kèm, là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển ổn định, tránh tình trạng đầu cơ ngắn hạn.

Rủi ro khi đầu tư bất động sản Tây Ninh - Long An sau sáp nhập

Dưới đây là một số rủi ro khi đầu tư bất động sản Tây Ninh - Long An sau sáp nhập:

- Hạ tầng giao thông phụ thuộc vào đầu tư công: Dù có nhiều dự án cao tốc và vành đai được quy hoạch, thực tế hiện nay nhiều tuyến vẫn trong giai đoạn chuẩn bị, thậm chí chưa khởi công.

Nếu tiến độ bị chậm trễ, giá trị đầu tư tại những vị trí kỳ vọng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khi hạ tầng là yếu tố then chốt cho bất động sản vùng ven.

- Phát triển không đồng đều giữa hai tỉnh: Long An hiện đã có nhiều khu công nghiệp, hạ tầng kết nối mạnh và thu hút FDI tốt hơn Tây Ninh.

Nếu sau sáp nhập không có sự điều phối hợp lý, dòng vốn có thể tiếp tục dồn vào Long An, trong khi nhiều khu vực của Tây Ninh bị bỏ lại phía sau. Điều này khiến nhà đầu tư tại các khu ít phát triển chịu rủi ro lớn về hiệu suất.

- Quy hoạch và pháp lý còn nhiều điểm chưa thống nhất: Hai tỉnh hiện sử dụng hệ thống quản lý quy hoạch, đất đai, phê duyệt dự án khác nhau. Sau khi sáp nhập, quá trình thống nhất các thủ tục có thể kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đang triển khai.

saved-content
unsaved-content
113