Bất động sản Cần Thơ sẽ được hưởng lợi gì sau khi sáp nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang?
Nội dung chính
Bất động sản Cần Thơ sẽ được hưởng lợi gì sau khi sáp nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang?
Theo Nghị quyết 202/2025/QH15 thì từ ngày 01/72025, thành phố Cần Thơ với Sóc Trăng và Hậu Giang sẽ sáp nhập để hình thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới, lấy tên là thành phố Cần Thơ.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính này đã mở ra cơ hội tái cấu trúc không gian phát triển, nâng tầm vị thế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó, lĩnh vực bất động sản được kỳ vọng sẽ đón nhận nhiều thay đổi tích cực, đặc biệt khi thành phố Cần Thơ tiếp tục giữ vai trò là trung tâm chính trị - hành chính.
Việc gỡ bỏ ranh giới hành chính sẽ tạo ra một thể thống nhất trong quy hoạch, hạ tầng và điều phối nguồn lực, biến Cần Thơ thành trục tăng trưởng mới, thúc đẩy giá trị bất động sản toàn khu vực.
Tác động từ Hậu Giang đến thị trường bất động sản Cần Thơ
Sự hợp nhất với Hậu Giang sẽ tạo ra những lợi ích trực tiếp và đáng kể cho bất động sản Cần Thơ, đặc biệt là các khu vực giáp ranh.
Hậu Giang, với vị trí liền kề các quận như Cái Răng, Thốt Nốt của Cần Thơ, từ lâu đã có mối liên kết chặt chẽ. Khi ranh giới hành chính được xóa bỏ, việc kết nối hạ tầng và tổ chức lại đô thị giữa hai địa phương sẽ trở nên thông suốt hơn.
Điều này không chỉ giúp Cần Thơ mở rộng không gian phát triển mà còn thu hút mạnh mẽ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp tại Hậu Giang.
Các trục giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, tuyến Nam Sông Hậu, hay cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sẽ không còn bị giới hạn bởi ranh giới hành chính, tạo đà tăng giá rõ rệt cho bất động sản dọc theo các tuyến đường này.
Cư dân và doanh nghiệp sẽ dễ dàng di chuyển và tiếp cận các tiện ích, dịch vụ của Cần Thơ, đồng thời tận dụng lợi thế về quỹ đất và giá thành tại Hậu Giang.
Việc này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các dự án nhà ở, khu đô thị vệ tinh và các khu công nghiệp, kho vận, bổ trợ cho sự tăng trưởng của Cần Thơ.
Tác động từ Sóc Trăng đến thị trường bất động sản Cần Thơ
Với vai trò là cửa ngõ biển quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng sẽ mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển và logisitcs cho Cần Thơ.
Việc sáp nhập với Sóc Trăng sẽ giúp Cần Thơ có được lối ra biển trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và giao thương quốc tế. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của bất động sản công nghiệp và kho bãi, đặc biệt là các dự án liên quan đến cảng biển và logistics.
Đồng thời, tiềm năng du lịch biển của Sóc Trăng cũng sẽ được khai thác mạnh mẽ hơn, kéo theo sự phát triển của các dự án nghỉ dưỡng, khu đô thị mới ven sông và ven biển.
Đô thị Vũng Thơm của Sóc Trăng khi được kết nối đồng bộ với Cần Thơ, sẽ trở thành trục tăng trưởng đô thị – cảng biển – dịch vụ, không chỉ bổ sung cho thế mạnh của Cần Thơ mà còn tạo ra một cực phát triển mới cho toàn vùng.
Tóm lại, sự sáp nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang không chỉ mở rộng không gian hành chính mà còn định hình lại chiến lược phát triển cho Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ sẽ trở thành đầu tàu về hạ tầng, logistics, công nghiệp, dịch vụ và thu hút đầu tư bất động sản cho toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với sự bổ trợ toàn diện từ tiềm năng kinh tế biển của Sóc Trăng và lợi thế kết nối vùng của Hậu Giang.
Bất động sản Cần Thơ sẽ được hưởng lợi gì sau khi sáp nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang? (Hình từ Internet)
Bất động sản Cần Thơ bật lên mạnh mẽ khi giữ vai trò trung tâm tỉnh hợp nhất
Là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, Cần Thơ đã từ lâu khẳng định được vai trò trụ cột về kinh tế, giáo dục, y tế và giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Khi trở thành trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh hợp nhất Sóc Trăng và Hậu Giang, vị thế tiên phong của Cần Thơ trong phát triển vùng càng được củng cố.
Hạ tầng giao thông hiện đại, bao gồm các tuyến cao tốc, sân bay quốc tế, cảng logistics quy mô lớn cùng quá trình đô thị hóa mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi để Cần Thơ thu hút đầu tư. Thành phố không chỉ là điểm kết nối mà còn là trung tâm điều phối quy hoạch kinh tế – xã hội liên tỉnh, thúc đẩy phát triển các khu vực lân cận.
Với vai trò mới này, thị trường bất động sản Cần Thơ có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ ở nhiều phân khúc: đô thị trung tâm, khu công nghiệp, dịch vụ và nhà ở ven đô. Sự hình thành các cụm động lực mới sẽ biến Cần Thơ không chỉ thành "thủ phủ miền Tây" mà còn là hạt nhân chiến lược quốc gia cho sự phát triển toàn diện của tỉnh mới tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Thành phố Cần Thơ có bao nhiêu xã phường sau sáp nhập tỉnh?
Căn cứ Nghị quyết 1668/NQ-UBTVQH15 thì sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố Cần Thơ có 103 xã phường. Cụ thể:
1. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Tân An, Thới Bình và Xuân Khánh thành phường mới có tên gọi là phường Ninh Kiều.
2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường An Hòa, phường Cái Khế và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bùi Hữu Nghĩa thành phường mới có tên gọi là phường Cái Khế.
3. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường An Khánh và phường Hưng Lợi thành phường mới có tên gọi là phường Tân An.
4. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường An Bình, xã Mỹ Khánh và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Long Tuyền thành phường mới có tên gọi là phường An Bình.
5. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Trà An, Trà Nóc và Thới An Đông thành phường mới có tên gọi là phường Thới An Đông.
6. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường An Thới, phường Bình Thủy và phần còn lại của phường Bùi Hữu Nghĩa sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 2 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Bình Thủy.
7. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Long Hòa và phần còn lại của phường Long Tuyền sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 4 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Long Tuyền.
8. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Lê Bình, Thường Thạnh, Ba Láng và Hưng Thạnh thành phường mới có tên gọi là phường Cái Răng.
9. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Tân Phú, Phú Thứ và Hưng Phú thành phường mới có tên gọi là phường Hưng Phú.
10. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Châu Văn Liêm, Thới Hòa, Thới An và xã Thới Thạnh thành phường mới có tên gọi là phường Ô Môn.
11. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Trường Lạc và phường Phước Thới thành phường mới có tên gọi là phường Phước Thới.
12. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Long Hưng, Tân Hưng và Thới Long thành phường mới có tên gọi là phường Thới Long.
13. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thạnh Hòa, phường Trung Nhứt và xã Trung An thành phường mới có tên gọi là phường Trung Nhứt.
14. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Trung Kiên, phường Thuận Hưng và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thốt Nốt thành phường mới có tên gọi là phường Thuận Hưng.
15. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thuận An (quận Thốt Nốt), phường Thới Thuận và phần còn lại của phường Thốt Nốt sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 14 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Thốt Nốt.
(...)
>> Xem chi tiết: Danh sách 103 xã phường của Cần Thơ từ 16/6/2025 sau sáp nhập