Sức hút của bất động sản cao cấp Hải Phòng sau sáp nhập tỉnh
Nội dung chính
Sức hút của bất động sản cao cấp Hải Phòng sau sáp nhập tỉnh
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 thì Nhà nước sẽ sắp xếp lại toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Hải
Phòng và tỉnh Hải Dương thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Hải Phòng.
Sau khi sắp xếp, thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 3.194,72 km², quy mô dân số là 4.664.124 người, trở thành đô thị có quy mô kinh tế đứng thứ ba toàn quốc, chỉ sau TP.HCM và Hà Nội.
Như đã biết thì trước đây Hải phòng được xem là trung tâm cảng biển, công nghiệp nặng, logistics quốc tế của đất nước và Hải Dương đóng vai trò là điểm đến của các tập đoàn sản xuất lớn, đặc biệt là doanh nghiệp FDI.
Sự kết hợp này đang hình thành một lớp cư dân mới gồm chuyên gia, doanh nhân trẻ, tầng lớp trung lưu – thượng lưu, kéo theo nhu cầu rõ ràng về nhà ở chất lượng cao và không gian sống tiện nghi, hiện đại.
Với tầm vóc mới, Hải Phòng – Hải Dương không còn là các đơn vị hành chính riêng lẻ mà trở thành một cực tăng trưởng liên vùng phía Bắc, có khả năng dẫn dắt các lĩnh vực sản xuất, logistics, thương mại và bất động sản.
(1) Hạ tầng giao thông đồng bộ
Sự phát triển mạnh mẽ của phân khúc bất động sản cao cấp tại Hải Phòng được thúc đẩy đáng kể bởi hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện.
Thành phố Cảng đóng vai trò là cửa ngõ kết nối nhiều tuyến cao tốc trọng yếu như Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái, cùng với các quốc lộ 5 và quốc lộ 10.
Những tuyến đường huyết mạch này không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển giữa khu vực nội thành và các vùng lân cận, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ của thị trường bất động sản tại các khu vực ven đô như Dương Kinh, Kiến Thụy và Thủy Nguyên.
Đặc biệt, quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng được kỳ vọng sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho việc mở rộng đô thị liên vùng và gia tăng giá trị bất động sản tại các trục phát triển mới.
(2) Bất động sản cao cấp tại Hải đòng đang trong giai đoạn bứt phá
Thị trường bất động sản cao cấp Hải Phòng đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ, từ một thị trường ngách trở thành điểm sáng của khu vực.
Trước đây, sự hạn chế về quỹ đất trung tâm và số lượng ít các dự án đạt chuẩn quốc tế đã cản trở phân khúc cao cấp mở rộng.
Tuy nhiên, sau quá trình sáp nhập, một lượng lớn vốn đầu tư đang đổ vào thành phố, thu hút sự hiện diện của các nhà phát triển bất động sản hàng đầu như Vingroup, BRG, Hoàng Huy…
Bất động sản cao cấp không chỉ đơn thuần là nơi an cư mà còn là kênh đầu tư bền vững, sẵn sàng đón đầu xu hướng tăng trưởng trung và dài hạn.
Việc sáp nhập tỉnh đã ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào thị trường bất động sản cao cấp tại Hải Phòng.
Với tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng trưởng và nhu cầu về một không gian sống đẳng cấp ngày càng cao, bất động sản cao cấp không chỉ đơn thuần là nơi an cư mà còn là kênh đầu tư bền vững, sẵn sàng đón đầu xu hướng tăng trưởng trung và dài hạn.
Các yêu tố trên đã tạo nên sức hút của bất động sản cao cấp Hải Phòng sau sáp nhập tỉnh. Từ một trung tâm công nghiệp, Hải Phòng đang từng bước vươn mình trở thành điểm đến "sống – làm việc – nghỉ dưỡng" đẳng cấp hàng đầu phía Bắc, với bất động sản cao cấp là minh chứng rõ nét cho vị thế đô thị mới này.
Sức hút của bất động sản cao cấp Hải Phòng sau sáp nhập tỉnh (Hình từ Internet)
Các dự án bất động sản cao cấp nổi bật tại Hải Phòng
Trong số các dự án nổi bật tại thành phố cảng, chuỗi dự án của Vingroup đang đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Sau thành công của Vinhomes Imperia và Vinhomes Marina, tập đoàn này tiếp tục triển khai hai dự án quy mô lớn:
Vinhomes Royal Island nằm tại đảo Vũ Yên, Thủy Nguyên – được ví như khu đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên tại Việt Nam. Dự án tích hợp hệ tiện ích hiếm có như sân golf 36 hố, học viện cưỡi ngựa, VinWonders, Safari, bến du thuyền… Cầu Hoàng Gia kết nối dự án với trung tâm thành phố sẽ thông xe ngày 15/7, giúp tăng giá trị bất động sản tại khu vực này.
Vinhomes Golden City tại Dương Kinh – Kiến Thụy là cực phát triển phía Nam, nằm gần trục giao thương với Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh. Dự án có quy mô 240 ha, theo mô hình “xanh – công nghệ – tiện ích tích hợp”, không chỉ phục vụ cư dân mà còn định hình khu trung tâm giao thương quốc tế mới.
Ngoài ra, các dự án như Diamond Crown, Golden Crown, The Minato Residence, Gem Park Sở Dầu, Hoàng Huy New City, Aurora Harbour Nam Hải, BRG Legend, Vlasta Thủy Nguyên cũng đang góp phần tạo nên thị trường căn hộ cao cấp đa dạng về phong cách và vị trí.
Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án bất động sản cao cấp tại Hải Phòng?
Theo Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 thì trách nhiệm của chủ đầu tư dự án bất động sản cao cấp tại Hải Phòng bao gồm:
1. Thực hiện việc đầu tư xây dựng, kinh doanh, quản lý, khai thác dự án bất động sản theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án, thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm nguồn tài chính để thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được chấp thuận, phê duyệt.
3. Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà ở cho bên mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua nhà ở đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận thì phải nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho bên mua, thuê mua, trừ trường hợp bên mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.
4. Không được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác ký hợp đồng đặt cọc, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản.
5. Thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư, xây dựng, sử dụng đất và giao dịch bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng bảo đảm người mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đã mua, thuê mua của chủ đầu tư.
6. Xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án theo đúng quy hoạch chi tiết, thiết kế được phê duyệt, giấy phép xây dựng, nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuân thủ các quy chuẩn về xây dựng.
7. Việc bàn giao nhà ở thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
8. Trường hợp bàn giao nhà ở xây dựng thô không phải là nhà chung cư cho bên mua, thuê mua thì phải hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài của nhà ở đó.
9. Trách nhiệm khác của chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.