Bản đồ Cầu Đại Ngãi 2? Khi nào cầu Đại Ngãi 2 sẽ đưa vào sử dụng?

Cầu Đại Ngãi 2 là một trong hai nhịp cầu vượt sông thuộc dự án cầu Đại Ngãi trên tuyến Quốc lộ 60. Cầu Đại Ngãi 2 kết nối các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

Nội dung chính

    Bản đồ Cầu Đại Ngãi 2

    Bản đồ Cầu Đại Ngãi 2 chi tiết như sau:

    Bản đồ Cầu Đại Ngãi 2 (Hình từ Internet)

    Bản đồ Cầu Đại Ngãi 2 (Hình từ Internet)

    Khi nào cầu Đại Ngãi 2 sẽ đưa vào sử dụng?

    Cầu Đại Ngãi 2 hiện đã hoàn thành hơn 95% khối lượng thi công và đã được thông xe kỹ thuật. Dự kiến, mốc hoàn thành toàn bộ dự án là vào tháng 6/2025. Sau khi hoàn tất công tác nghiệm thu và đảm bảo đầy đủ điều kiện kỹ thuật, an toàn, cầu sẽ được đưa vào sử dụng chính thức.

    Cầu Đại Ngãi 2 là một trong hai nhịp cầu vượt sông thuộc dự án cầu Đại Ngãi - công trình trọng điểm trên tuyến Quốc lộ 60, kết nối giữa các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

    Sau khi khai thác, tuyến đường này sẽ giúp rút ngắn khoảng 80km so với hành trình qua Quốc lộ 1A hiện nay, góp phần giảm tải giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

    Vì là công trình trọng điểm quốc gia, các quy trình nghiệm thu, kiểm định và đảm bảo an toàn sẽ được thực hiện nghiêm ngặt trước khi cho phép khai thác đại trà, tránh mọi rủi ro có thể xảy ra đối với người dân và phương tiện tham gia giao thông.

    Bản đồ Cầu Đại Ngãi 2Bản đồ Cầu Đại Ngãi 2 (Hình từ Internet)

    Cầu Đại Ngãi có quy mô đầu tư như thế nào?

    Theo Điều 1 Quyết định 878/QĐ-TTg năm 2022, dự án cầu Đại Ngãi có quy mô đầu tư như sau:

    (1) Quy mô đầu tư: Cơ bản thực hiện theo Quyết định 1478/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ; bổ sung một số hạng mục cần thiết để bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành, khai thác (nhà điều hành, quản lý; kè bảo vệ bờ sông, nắn cải kênh mương trong phạm vi dự án...); điều chỉnh phạm vi giải phóng mặt bằng phần đường dẫn theo quy mô hoàn chỉnh với bề rộng nền đường Bnền = 20,5m.

    (2) Nhóm dự án: Dự án nhóm A.

    (3) Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1: Khoảng 8.014,694 tỷ đồng (Tám nghìn, không trăm mười bốn tỷ, sáu trăm chín mươi bốn triệu đồng).

    (4) Nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước; trong đó:

    - Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 5.246 tỷ đồng; bao gồm:

    + Vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải là 1.116 tỷ đồng (được giao tại Quyết định 1535/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ).

    + Vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 4.130 tỷ đồng (theo Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội và văn bản 450/TTg-KTTH ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ).

    - Chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 2.768,694 tỷ đồng (sử dụng trong nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn của Bộ Giao thông vận tải theo đúng quy định của pháp luật).

    (5) Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2022 đến hết năm 2026.

    Việc đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ phải bảo đảm các quy định gì?

    Theo khoản 5 Điều 28 Luật Đường bộ 2024 nêu rõ việc đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:

    (1) Phù hợp với quy hoạch;

    (2) Bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp kỹ thuật của đường bộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường và có giải pháp đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu; có giải pháp thiết kế, xây dựng công trình để phục vụ người khuyết tật, người già và các đối tượng khác tham gia giao thông thuận lợi, an toàn;

    (3) Công trình đường bộ có thể phân kỳ theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực để bảo đảm hiệu quả đầu tư;

    (4) Trường hợp đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ liên quan đến đê, hành lang bảo vệ nguồn nước, lòng, bờ, bãi sông, hồ phải bảo đảm phù hợp theo quy định của pháp luật về đê điều và an toàn đê điều; bảo đảm không gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ, không gây cản trở dòng chảy; hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai, biến đổi khí hậu.

    Lưu ý: Ngoài các quy định trên thì việc đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ còn phải đảm bảo các quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về ngân sách nhà nước, và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng ra sao?

    Căn cứ tại Điều 4 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định về những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:

    - Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    - Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.

    - Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.

    - Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.

    - Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

    - Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2014.

    - Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.

    - Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.

    - Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.

    saved-content
    unsaved-content
    146