Cầu Đại Ngãi 2 ở đâu? Khi nào thông xe cầu Đại Ngãi 2?
Nội dung chính
Cầu Đại Ngãi 2 ở đâu?
Cầu Đại Ngãi 2 nằm trên tuyến Quốc lộ 60, bắt đầu từ xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, và kết thúc tại xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Cầu có chiều dài khoảng 862 mét, được thiết kế theo dạng đúc hẫng cân bằng, với mặt cầu rộng 17,5 mét, gồm 4 làn xe. Dự án còn bao gồm 7 nút giao, trong đó có 5 nút giao bằng và 2 nút giao với nhánh tách nhập làn kết nối với đường chui dưới cầu Đại Ngãi 1.
Khi nào thông xe cầu Đại Ngãi 2?
Dự án cầu Đại Ngãi 2 được khởi công vào tháng 10 năm 2023, với mức đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ thi công cầu Đại Ngãi 2 đã đạt khoảng 50%, vượt tiến độ 8%.
Dự kiến việc hoàn thành kết cấu nhịp vào tháng 5 năm 2025, và toàn bộ cầu sẽ hoàn thành trong năm 2025.
Cầu Đại Ngãi 2 đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông giữa các tỉnh duyên hải phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi hoàn thành, cầu sẽ giúp rút ngắn khoảng 80 km từ Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau về TP HCM, góp phần giảm tải cho Quốc lộ 1 và nâng cao hiệu quả vận tải trong khu vực.
Cầu Đại Ngãi 2 là một dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, không chỉ kết nối hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Với tiến độ thi công hiện tại, cầu dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2025, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp trong khu vực.
Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng gồm những gì?
Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng được quy định tại Điều 14 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 3 và điểm b khoản 18 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), cụ thể như sau:
(1) Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng gồm:
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững; công khai, minh bạch, kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân;
- Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, di tích lịch sử, di sản văn hóa và nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm lịch sử, văn hóa, trình độ khoa học và công nghệ theo từng giai đoạn phát triển;
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm sự kết nối, thống nhất công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực, vùng, quốc gia và quốc tế;
- Bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động bất lợi đến cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật;
- Xác lập cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong vùng, khu chức năng, khu vực nông thôn.
(2) Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng gồm:
- Việc thực hiện chương trình, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải tuân thủ quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và phù hợp với nguồn lực huy động;
- Cấp độ quy hoạch xây dựng phải bảo đảm thống nhất và phù hợp với quy hoạch có cấp độ cao hơn.
Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì?
Căn cứ Điều 4 Luật Xây dựng 2014 bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm:
- Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng và công việc theo quy định của Luật Xây dựng 2014.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
- Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Cầu Đại Ngãi 2 ở đâu? Khi nào thông xe cầu Đại Ngãi 2? (Hình từ Internet)
Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng
Căn cứ tại Điều 90 Luật Xây dựng 2014 quy định nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng như sau:
(1) Tên công trình thuộc dự án.
(2) Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
(3) Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
(4) Loại, cấp công trình xây dựng.
(5) Cốt xây dựng công trình.
(6) Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
(7) Mật độ xây dựng (nếu có).
(8) Hệ số sử dụng đất (nếu có).
(9) Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
(10) Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.