Đền Tiên La thờ ai? Nhân vật trong truyền thuyết đền Tiên La là ai?

Đền Tiên La thờ ai? Nhân vật trong truyền thuyết đền Tiên La là ai? Lễ hội đền tiên la được khai hội khi nào?

Nội dung chính

    Đền Tiên La thờ ai? Đền Tiên La ở tỉnh thái bình là nơi thờ nhân vật nào? Lễ hội đền Tiên La được khai hội khi nào?

    Đền Tiên La (Hưng Hà, Thái Bình) thờ Bát Nàn công chúa - một vị tướng quân hiển hách dưới thời Hai Bà Trưng

    Nằm gần bờ sông Tiên Hưng (Hưng Hà, Thái Bình), đền Tiên La là một thắng cảnh nổi tiếng cả về mặt lịch sử và văn hóa, tín ngưỡng. Có lịch sử khoảng 2.000 năm, đền Tiên La hiển hiện một không gian văn hóa thờ Phật và thờ Mẫu, thờ danh nhân đất Việt độc nhất vô nhị với những nghi thức tôn giáo, tâm linh Việt cổ.

    Câu chuyện về đền Tiên La vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay về một nữ tướng xuất sắc mang tên Vũ Thị Thục hay còn gọi là Thục Nương. Bà được sinh ra trong một gia đình làm nghề bốc thuốc, chữa bệnh, lớn lên là một người con gái không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết, văn võ song toàn, giàu lòng nhân ái, yêu nước thương dân.

    Bà đã đính hôn với con trai huyện trưởng Chu Diên (huyện, quận Chu Diên thời thuộc Hán nay thuộc đất Nam Ðịnh, Thái Bình, Hưng Yên và một số vùng phụ cận). Thấy nàng nhan sắc, sau khi ép nàng làm vợ nhưng bị cự tuyệt, Tô Ðịnh đã nổi giận tàn sát bố mẹ nàng.

    Thục nương được gia nhân che chở, xuống thuyền xuôi dòng sông Hồng rồi dừng ở vùng đất này khởi binh chống Hán trả thù nhà đền nợ nước. Khi đã thu phục hiền tài, xây dựng vùng Tiên La thành cứ hiểm, bà đã đưa cả lực lượng tham gia chiến đấu dưới cờ đại nghĩa của Hai Bà Trưng, được phong là Ðông Nhung đại tướng quân, lập được nhiều võ công diệt giặc Hán. Cuối cùng, vì thế giặc mạnh, bà mất tại gò Kim Quy. Chính tại nơi bà tuẫn tiết, Nhân dân đã dựng đền Tiên La để muôn đời tưởng niệm.

    Ngày nay, lễ hội chính diễn ra từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch, trong đó các hoạt động cao điểm thường rơi vào ngày 16 và 17. Lễ hội đền Tiên La khai hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm.

    Đền Tiên La thờ ai? Nhân vật trong truyền thuyết đền Tiên La là ai?

    Đền Tiên La thờ ai? Nhân vật trong truyền thuyết đền Tiên La là ai? (Ảnh từ Internet)

    Đặc điểm môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông là gì?

    Căn cứ Mục I Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT thì đặc điểm của môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông là:

    Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, gồm 2 phần: phần bắt buộc đối với tất cả học sinh và phần lựa chọn cho học sinh chọn môn Lịch sử theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.

    Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.

    Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

    Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.

    Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hóa dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hóa, thông tin truyền thông,...

    Chương trình môn Lịch sử hệ thống hóa, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.

    41
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ