Đất ở tại nông thôn khác gì đất ở tại đô thị?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Đất ở tại nông thôn khác gì đất thổ cư? Hạn mức công nhận đất ở được xác định như thế nào? Cơ quan nào quy định hạn mức giao đất ở?

Nội dung chính

    Đất ở tại nông thôn khác gì đất ở tại đô thị?

    (1) Đất ở tại nông thôn là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 195 Luật Đất đai 2024:

    - Theo đó, đất ở tại nông thôn là đất để làm nhà ở và mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu vực nông thôn.

    - Căn cứ vào quỹ đất và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn.

    - Bên cạnh đó, đất ở tại nông thôn phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

    (2) Đất ở tại đô thị là đất gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 196 Luật Đất đai 2024:

    - Theo đó, đất ở tại đô thị là đất để làm nhà ở và mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu vực đô thị.

    - Căn cứ vào quỹ đất và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại đô thị.

    - Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.

    (3) Đất ở tại nông thôn khác gì đất ở tại đô thị?

    Tiêu chí

    Đất ở đô thị

    Đất ở nông thôn

    Vị trí

    Bao gồm các khu vực nội – ngoại thành của thành phố và nội – ngoại thị của thị xã, thị trấn.

    Bao gồm các khu vực không thuộc khu vực đô thị và do UBND xã quản lý.

    Điều kiện xây dựng

    Phải xin cấp Giấy phép xây dựng và tuân thủ đầy đủ quy định về quy chuẩn xây dựng.

    Điều kiện xin cấp phép xây dựng dễ hơn, một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo Luật Xây dựng 2020.

    Hạn mức giao đất ở

    Do UBND cấp tỉnh quy định, căn cứ vào quỹ đất và tình hình thực tế tại địa phương.

    Do UBND cấp tỉnh quy định, căn cứ vào quy hoạch phát triển nông thôn và điều kiện địa phương; có quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa.

    Thuế

    Thuộc địa giới hành chính phường, thị trấn; đối tượng chịu thuế bao gồm đất ở và đất sử dụng vào mục đích kinh doanh, xây dựng nhà ở, công trình đời sống... phù hợp quy hoạch.

    Thuộc địa giới hành chính xã; chịu thuế với đất ở do cá nhân, hộ gia đình sử dụng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

    Trên đây là nội dung về Đất ở tại nông thôn khác gì đất ở tại đô thị?

    Đất ở tại nông thôn khác gì đất ở tại đô thị?

    Đất ở tại nông thôn khác gì đất ở tại đô thị? (Hình từ Internet)

    Hạn mức công nhận đất ở được xác định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 141 Luật Đất đai 2024:

    Điều 141. Xác định diện tích đất ở khi công nhận quyền sử dụng đất
    Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 137 của Luật này mà trên giấy tờ đó có thể hiện mục đích sử dụng để làm nhà ở, đất ở hoặc thổ cư thì diện tích đất ở được xác định khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
    1. Trường hợp thửa đất được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980, người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích được xác định như sau:
    a) Thửa đất có diện tích bằng hoặc lớn hơn hạn mức công nhận đất ở mà trên giấy tờ về quyền sử dụng đất đã ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó; trường hợp diện tích đất ở thể hiện trên giấy tờ về quyền sử dụng đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở hoặc chưa ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở;
    b) Thửa đất có diện tích nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở thì toàn bộ diện tích đó được xác định là đất ở;
    2. Trường hợp thửa đất được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích được xác định như sau:
    a) Thửa đất có diện tích bằng hoặc lớn hơn hạn mức công nhận đất ở mà trên giấy tờ về quyền sử dụng đất đã ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó; trường hợp diện tích đất ở thể hiện trên giấy tờ về quyền sử dụng đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở hoặc chưa ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở;
    b) Thửa đất có diện tích nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở thì toàn bộ diện tích đó được xác định là đất ở;
    ...

    Như vậy, hạn mức công nhận đất ở được xác định dựa trên các căn cứ theo giấy tờ về quyền sử dụng đất. Khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên đó xác định rõ loại đất là “đất ở”, thì phần diện tích ghi nhận đó sẽ được công nhận là đất ở.

    Nói cách khác, diện tích đất ở được xác định rõ ràng và chính thức thông qua thông tin ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – đây là căn cứ pháp lý cụ thể và có giá trị nhất để xác định loại đất và hạn mức công nhận.

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện, tập quán tại địa phương quy định cụ thể hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp sử dụng đất trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

    Cơ quan nào quy định hạn mức giao đất ở?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 195 Luật Đất đai 2024:

    Điều 195. Đất ở tại nông thôn
    1. Đất ở tại nông thôn là đất để làm nhà ở và mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu vực nông thôn.
    2. Căn cứ vào quỹ đất và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn.
    3. Đất ở tại nông thôn phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
    4. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

    Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 196 Luật Đất đai 2024:

    Điều 196. Đất ở tại đô thị
    1. Đất ở tại đô thị là đất để làm nhà ở và mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu vực đô thị.
    2. Căn cứ vào quỹ đất và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại đô thị.
    3. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.
    4. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự, an toàn, pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Theo các quy định trên, cơ quan có thẩm quyền quy định về hạn mức giao đất ở tại nông thôn và đô thị là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    saved-content
    unsaved-content
    42