Hạn mức thấu chi là gì? Những điều cần biết về vay thấu chi

Hạn mức thấu chi là gì? Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Hạn mức thấu chi là gì? 

    Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2016/TT-NHNN hạn mức vay thấu chi được định nghĩa số tiền tối đa mà tổ chức tín dụng cho phép người dùng được chi tiêu vượt số dư tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

    Công thức tính hạn mức thấu chi được áp dụng hiện nay là:

    Hạn mức thấu chi = ∑ (Gi x Ri) – B – C

    Trong đó:

    Gi: Là giá trị của giấy tờ giá trị loại i được ngân hàng sử dụng khi giao dịch, được xác định theo Phụ lục đính kèm Thông tư 29/2016/TT-NHNN quy định về thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

    Ri: Là tỷ lệ % được thấu chi và cho vay qua đêm đối với giấy tờ có giá loại i do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

    i: Là loại giấy tờ có giá thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

    B: Là dư nợ vay qua đêm (bao gồm dư nợ gốc và lãi vay qua đêm).

    C: Là dư nợ vay qua đêm quá hạn (gồm dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn, lãi vay qua đêm chậm trả, lãi quá hạn của dư nợ gốc vay qua đêm, lãi đối với lãi vay qua đêm chậm trả)

    Hạn mức thấu chi là gì? Những điều cần biết về vay thấu chi

    Hạn mức thấu chi là gì? Những điều cần biết về vay thấu chi (Hình từ Internet)

    Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng được quy định ra sao?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2016/TT-NHNN quy định về quy trình này như sau:

    (1) Tổ chức tín dụng thực hiện lưu ký giấy tờ có giá để cầm cố tham gia thấu chi, vay qua đêm

    (2) Ngân hàng Nhà nước thực hiện thông báo về hạn mức thấu chi cho các tổ chức tín dụng;

    (3) Thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm đối với tổ chức tín dụng;

    (4)Tổ chức tín dụng thực hiện trả dư nợ vay qua đêm;

    (5) Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu hồi dư nợ cho vay qua đêm;

    (6) Ngân hàng Nhà nước xử lý trường hợp tổ chức tín dụng có dư nợ vay qua đêm quá hạn và các vấn đề khác phát sinh liên quan.

    Việc thực hiện thấu chi được thực hiện vào thời gian nào?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2016/TT-NHNN về thời gian thực hiện thấu chi như sau:

    Thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm
    1. Thực hiện thấu chi
    a) Vào 8 giờ sáng mỗi ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) xác định và thông báo hạn mức thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng đối với từng tổ chức tín dụng. Trường hợp có sự điều chỉnh hạn mức thấu chi (tăng hoặc giảm) trong ngày làm việc do thay đổi giá trị giấy tờ có giá được sử dụng cho thấu chi và cho vay qua đêm, dư nợ vay qua đêm, dư nợ vay qua đêm quá hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) xác định và thông báo cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng chỉ được giảm giấy tờ có giá sử dụng cho thấu chi và vay qua đêm trong trường hợp giá trị giấy tờ có giá còn lại phải đảm bảo hạn mức thấu chi sau khi điều chỉnh tối thiểu bằng số tiền thấu chi đã sử dụng;
    b) Khi tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng không đủ tiền để thực hiện lệnh thanh toán trong thanh toán điện tử liên ngân hàng thì tự động được thấu chi với số tiền tối đa bằng hạn mức thấu chi theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) để thực hiện lệnh thanh toán. Khi tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng được bổ sung tiền, hệ thống thanh toán tự động hoàn trả số tiền thấu chi trong ngày của tổ chức tín dụng.

    Như vậy, việc thực hiện thấu chi được tiến hành vào lúc 8 giờ sáng mỗi ngày làm việc. Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) sẽ xác định và thông báo hạn mức thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng đối với từng tổ chức tín dụng.

    Trong trường hợp cần điều chỉnh hạn mức thấu chi (tăng hoặc giảm) trong ngày làm việc, điều này có thể xảy ra do sự thay đổi giá trị của các giấy tờ có giá sử dụng cho thấu chi và cho vay qua đêm, hoặc do dư nợ vay qua đêm và dư nợ vay qua đêm quá hạn. Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) sẽ xác định và thông báo cho các tổ chức tín dụng về các điều chỉnh này.

    Ai có trách nhiệm xác định hạn mức thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng?

    Căn cứ tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 11 Thông tư 29/2016/TT-NHNN như sau:

    Trách nhiệm của các đơn vị
    1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
    1.2. Sở giao dịch
    a) Chủ trì xây dựng và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định về Quy trình thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan;
    b) Xác định hạn mức thấu chi, điều chỉnh hạn mức thấu chi và thông báo cho tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này;
    c) Thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm;
    d) Thông báo cho tổ chức tín dụng biết về dư nợ vay qua đêm, dư nợ vay qua đêm quá hạn;
    đ) Thực hiện thu hồi dư nợ vay qua đêm theo quy định tại Thông tư này;
    e) Thực hiện thu hồi dư nợ vay qua đêm quá hạn theo quy định tại Thông tư này;
    g) Thông báo cho tổ chức tín dụng về biện pháp thu hồi dư nợ vay qua đêm quá hạn, thông báo về việc dừng thấu chi và cho vay qua đêm theo quy định tại Thông tư này;
    h) Thực hiện tính lãi vay qua đêm, lãi quá hạn của dư nợ gốc vay qua đêm, lãi đối với lãi vay qua đêm chậm trả phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước;
    i) Đầu mối xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thấu chi và cho vay qua đêm.

    Theo quy định nêu trên, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm quan trọng trong việc xác định hạn mức thấu chi cho các tổ chức tín dụng tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

    Không chỉ dừng lại ở việc xác định hạn mức thấu chi ban đầu, Sở giao dịch còn có nhiệm vụ theo dõi và điều chỉnh và hạn mức thấu chi trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống thanh toán, nếu có sự thay đổi về các yếu tố như giá trị giấy tờ có giá được sử dụng cho thấu chi, dư nợ vay qua đêm, hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng, sở giao dịch phải thực hiện việc gửi thông báo đến họ.

    4