Có nên ôm đất Nhơn Trạch để chờ lên giá sau sáp nhập tỉnh không?

Xu hướng ôm đất Nhơn Trạch chờ lên giá có phải là một hình thức đầu tư không? Hiện tại có nên ôm đất Nhơn Trạch chờ lên giá sau sáp nhập tỉnh không?

Nội dung chính

Ôm đất Nhơn Trạch chờ lên giá là hình thức đầu tư gì?

"Ôm đất Nhơn Trạch chờ lên giá" là hình thức đầu tư bất động sản thuộc nhóm đầu tư đầu cơ. Đây cũng có thể xem là một hình thức đầu tư lướt sóng dài hạn.

Với hình thức này, nhà đầu tư sẽ tiến hành mua đất Nhơn Trạch với giá hiện tại và giữ trong một khoảng thời gian (thường là trung hoặc dài hạn) với mục tiêu bán lại với giá cao hơn trong tương lai khi thị trường lên giá.

Lợi nhuận có được từ việc ôn đất Nhơn Trạch này sẽ đến từ chênh lệch giá bán – giá mua, không phải từ khai thác (như cho thuê hoặc phát triển dự án).

Tuy nhiên cũng sẽ có một số trường hợp chọn hình thức ôm đất do kỳ vọng về hạ tầng mới, quy hoạch đô thị, chuyển đổi đơn vị hành chính, dự án lớn… sẽ đẩy giá đất tăng mạnh.

Nhiều nhà đầu tư thường sẽ chọn việc ôm đất vì giá đất thường tăng theo thời gian, đặc biệt khi có yếu tố hạ tầng, quy hoạch hoặc chuyển đổi hành chính.

Bên cạnh đó, họ không cần vốn đầu tư phát triển mà chỉ cần mua – giữ – bán lại. Nếu chọn đúng thời điểm và vị trí họ còn có thể đạt tỷ suất sinh lời cao.

Có nên ôm đất Nhơn Trạch chờ lên giá sau sáp nhập tỉnh không?

Có nên ôm đất Nhơn Trạch chờ lên giá sau sáp nhập tỉnh không? (Hình từ Internet)

Có nên ôm đất Nhơn Trạch chờ lên giá sau sáp nhập tỉnh không?

Việc 'ôm đất Nhơn trạch chờ lên giá" là một chiến lược đầu tư có thể mang lại lợi nhuận cao bởi Nhơn Trạch sở hữu cho mình các lợi thế về cơ sở hạ tầng, lợi thế về giá và cơ hội có thể trở thành trung tâm đô thị – công nghiệp vệ tinh sau sáp nhập tỉnh.

Nhơn Trạch hiện đang sở hữu nhiều dự án hạ tầng trọng điểm, mở ra cơ hội lớn về kết nối và gia tăng giá trị bất động sản:

  • Tuyến đường Vành đai 3 đi qua địa bàn, giúp kết nối hiệu quả với TP.HCM, Long Thành, Bình Dương và các tỉnh Đông Nam Bộ.
  • Cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch với TP.Thủ Đức (TP.HCM) đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và được kỳ vọng sẽ tạo cú hích lớn về kinh tế - xã hội khi hoàn thành.
  • Nhơn Trạch còn nằm liền kề sân bay quốc tế Long Thành, dự án mang tầm chiến lược quốc gia, là yếu tố đòn bẩy cực mạnh giúp bất động sản khu vực này tăng giá trong tương lai.

So với các quận ven TP.HCM như Nhà Bè, Bình Chánh, thì giá đất tại Nhơn Trạch vẫn còn khá thấp. Điều này giúp nhà đầu tư có vốn trung bình dễ dàng tiếp cận, đồng thời tạo dư địa tăng giá hấp dẫn trong trung và dài hạn, nhất là khi các yếu tố hạ tầng dần hình thành.

Vị trí của Nhơn Trạch là một lợi thế nổi bật: nằm giữa TP.HCM và sân bay Long Thành, đóng vai trò là điểm kết nối quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Nếu đề án sáp nhập tỉnh được triển khai, Nhơn Trạch có thể trở thành trung tâm đô thị – công nghiệp vệ tinh, hưởng lợi từ các chính sách đầu tư, quy hoạch mới và dòng vốn đổ về khu vực.

Với các lý do trên thì các nhà đầu tư nên lựa chọn hình thức "ôm đất" nếu đang muốn đầu tư trung hoặc dài hạn (3–7 năm trở lên), sẵn sàng giam vốn lâu và không cần thanh khoản gấp và phải tính toán lựa chọn được ví trí đầu tư phù hợp.

Hình thức này sẽ không thích hợp với những nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn kết hợp với việc sử dụng đòn bẩy tài chính vì phải tốn khoản phí tháng cho ngân hàng.

Việc ký kết hợp đồng và thực hiện giao dịch kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn cần tuân thủ các quy định nào?

Căn cứ Điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 thì việc ký kết hợp đồng và thực hiện giao dịch kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn cần tuân thủ các quy định sau:

(1) Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ để xác lập giao dịch, ký kết hợp đồng theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Bộ luật Dân sự 2015;

Đáp ứng điều kiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;

Đáp ứng điều kiện về đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về nhà ở;

(2) Trước khi ký hợp đồng, bên bán, cho thuê, cho thuê mua cung cấp đầy đủ thông tin và giấy tờ pháp lý của nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên mua, thuê, thuê mua;

(3) Trường hợp bất động sản được thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương VII Luật Kinh doanh bất động sản 2023;

(4) Trường hợp bất động sản thực hiện giao dịch thuộc diện phải công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch thì việc công chứng, chứng thực hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

* Khi ý kết hợp đồng và thực hiện giao dịch kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn, các bên cần lưu ý các vấn đề sau:

- Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Các bên ký kết hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đó.

- Trường hợp mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho bên mua, thuê mua, trừ trường hợp bên mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

saved-content
unsaved-content
241