12 Dự án thành phần cao tốc Bắc Nam gồm những dự án nào?

12 Dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc Nam dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2025 gồm những dự án nào?

Nội dung chính

12 Dự án thành phần cao tốc Bắc Nam gồm những dự án nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 172/2024/QH15 dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh),

Dự án sẽ đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự kiến trong năm 2025 sẽ hoàn thành 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025, với tổng chiều dài khoảng 729 km. Các dự án này được chia thành ba nhóm, tương ứng với ba mốc thời gian quan trọng:

(1) Dự kiến hoàn thành dịp 30/4/2025

- Bãi Vọt – Hàm Nghi (35,28 km)

- Hàm Nghi – Vũng Áng (54,2 km)

- Bùng – Vạn Ninh (49 km)

- Vân Phong – Nha Trang (83 km)

(2) Dự kiến hoàn thành dịp 2/9/2025

- Vũng Áng – Bùng (55 km)

- Vạn Ninh – Cam Lộ (49 km)

- Hoài Nhơn – Quy Nhơn (70,1 km)

- Quy Nhơn – Chí Thạnh (61,7 km)

- Chí Thạnh – Vân Phong (48 km)

(3) Dự kiến hoàn thành trước ngày 31/12/2025

- Quảng Ngãi – Hoài Nhơn (88 km)

- Cần Thơ – Hậu Giang (37,65 km)

- Hậu Giang – Cà Mau (73,22 km)

12 Dự án thành phần cao tốc Bắc Nam gồm những dự án nào?

12 Dự án thành phần cao tốc Bắc Nam gồm những dự án nào? (Hình từ Internet

Dự án cao tốc Bắc Nam có tổng chiều dài là bao nhiêu Km?

Theo Nghị quyết 172/2024/QH15 dự án cao tốc Bắc Nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:

- Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định,

- Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,

- Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,

- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,

- Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,

- Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc - Nam.

Bên cạnh đó còn bảo đảm dược việc kết nối hiệu quả các hành lang Đông - Tây và các nước trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Đảng.

Việc quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 130/2024/NĐ-CP thì việc quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải được quy đinh như sau:

(1) Chi phí cung cấp dịch vụ thu phí được xác định trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và đơn vị vận hành thu theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan;

Toàn bộ số tiền thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thu được sau khi trừ chi phí cung cấp dịch vụ thu phí theo hợp đồng cung cấp dịch vụ thu phí (chi phí không quá sáu phẩy ba phần trăm (6,3%) trên tổng số phí thực thu), nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ chuyển vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của cơ quan quản lý thu mở tại Kho bạc nhà nước.

Thời hạn chuyển tiền không quá 48 giờ, trong đó không quá 24 giờ đối với số tiền đã phát sinh trên tài khoản nhận tiền thu phí của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ kể từ thời điểm chốt số liệu đối soát.

Trường hợp vào các ngày lễ, ngày nghỉ mà hệ thống ngân hàng nghỉ làm việc thì chuyển vào ngày làm việc kế tiếp;

(2) Cơ quan quản lý thu xác định số tiền phí được trích lại để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí;

Chuyển số tiền được trích còn lại (sau khi trừ chi phí cung cấp dịch vụ thu phí theo hợp đồng cung cấp dịch vụ thu phí) vào tài khoản chi hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí của cơ quan quản lý thu mở tại Kho bạc nhà nước;

Phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước trong thời gian không quá ngày 20 của tháng tiếp theo và chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành;

(3) Số tiền đã chuyển vào tài khoản chi hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí của cơ quan quản lý thu mở tại Kho bạc nhà nước được sử dụng để chi chung cho các nhiệm vụ sau:

- Thanh toán chi phí thuê đơn vị vận hành thu (nếu có) theo hợp đồng;

- Thanh toán chi phí còn thiếu của hợp đồng thuê nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ (trong trường hợp số tiền được giữ lại theo hợp đồng thấp hơn chi phí thuê nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ); 

- Chi phí cho hoạt động quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc của cơ quan quản lý thu phí.

Hằng năm, cơ quan quản lý thu phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định;

Trường hợp hết 02 năm kể từ năm được chuyển nguồn, số tiền phí đã được chuyển nguồn không còn nhiệm vụ chi hoặc chính sách của Nhà nước thay đổi, số tiền phí được để lại không đủ bảo đảm chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí, cơ quan quản lý thu phải báo cáo Bộ quản lý chuyên ngành, để báo cáo Bộ Tài chính để nộp ngân sách nhà nước hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi tỷ lệ để lại cho phù hợp.

saved-content
unsaved-content
208