Thời hạn quy hoạch phân khu khu chức năng được xác định trên cơ sở nào từ 01/7/2025?

Thời hạn quy hoạch phân khu khu chức năng được xác định trên cơ sở nào? Yêu cầu về kế hoạch thực hiện quy hoạch chung là gì?

Nội dung chính

    Thời hạn quy hoạch phân khu khu chức năng được xác định trên cơ sở nào?

    Căn cứ tại Điều 32 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 có quy định về thời hạn quy hoạch phân khu khu chức năng được xác định trên cơ sở nào? như sau:

    Điều 32. Quy hoạch phân khu khu chức năng
    1. Quy hoạch phân khu khu chức năng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Xác định chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; nguyên tắc, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan; yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống (nếu có) cho toàn khu vực lập quy hoạch;
    b) Xác định chức năng, chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất quy hoạch cho từng khu đất trong khu vực lập quy hoạch;
    c) Bố trí hệ thống công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng;
    d) Bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật; bố trí không gian ngầm (nếu có) đến các trục đường chính khu vực phù hợp với các giai đoạn phát triển, đầu tư xây dựng của khu chức năng;
    đ) Giải pháp về bảo vệ môi trường.
    2. Bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch phân khu khu chức năng được lập theo tỷ lệ 1/2.000.
    3. Thời hạn của quy hoạch phân khu khu chức năng được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch chung huyện và theo yêu cầu quản lý, phát triển.

    Theo đó, thời hạn của quy hoạch phân khu khu chức năng được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch chung huyện và theo yêu cầu quản lý, phát triển.

    Thời hạn quy hoạch phân khu khu chức năng được xác định trên cơ sở nào?

    Thời hạn quy hoạch phân khu khu chức năng được xác định trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)

    Yêu cầu về kế hoạch thực hiện quy hoạch chung là gì?

    Yêu cầu về kế hoạch thực hiện quy hoạch chung là gì? đươc quy định tại Điều 51 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 như sau:

    Điều 51. Kế hoạch thực hiện quy hoạch chung
    1. Căn cứ quy hoạch chung đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổ chức lập và ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch chung, bảo đảm hiệu quả, khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đối với quy hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch chung.
    2. Yêu cầu về kế hoạch thực hiện quy hoạch chung bao gồm:
    a) Phù hợp nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy định quản lý theo quy hoạch đã được ban hành;
    b) Bảo đảm tính khả thi về thời gian, nguồn lực và các điều kiện tổ chức thực hiện;
    c) Xác định rõ, cụ thể về tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan trong tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
    d) Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện và chế độ báo cáo kết quả công tác thực hiện quy hoạch.
    3. Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch chung bao gồm:
    a) Xác định danh mục, tiến độ triển khai lập các cấp độ quy hoạch đô thị và nông thôn, thiết kế đô thị, quy hoạch không gian ngầm và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc trung ương theo kế hoạch 05 năm và hằng năm;
    b) Dự kiến nhu cầu vốn hằng năm cho công tác tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn; đề xuất các cơ chế chính sách bố trí, huy động nguồn lực thực hiện theo kế hoạch;
    c) Phân công trách nhiệm các cơ quan thực hiện;
    d) Kế hoạch kiểm tra, giám sát;
    đ) Quy định nội dung, tiêu chí đánh giá kết quả, chế độ báo cáo kết quả công tác tổ chức thực hiện quy hoạch;
    e) Nội dung khác có liên quan.

    Theo đó, yêu cầu về kế hoạch thực hiện quy hoạch chung bao gồm:

    - Phù hợp nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy định quản lý theo quy hoạch đã được ban hành;

    - Bảo đảm tính khả thi về thời gian, nguồn lực và các điều kiện tổ chức thực hiện;

    - Xác định rõ, cụ thể về tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan trong tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;

    - Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện và chế độ báo cáo kết quả công tác thực hiện quy hoạch.

    Việc lưu trữ, lưu giữ hồ sơ, tài liệu về nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định như thế nào?

    Tại Điều 56 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 về lưu trữ, lưu giữ hồ sơ, tài liệu về nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định như sau:

    (1) Hồ sơ, tài liệu nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn đã được phê duyệt phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, tài liệu được lưu trữ bao gồm:

    - Hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, hồ sơ trình thẩm định quy hoạch;

    - Hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch;

    - Báo cáo thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, báo cáo thẩm định quy hoạch;

    - Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quyết định phê duyệt quy hoạch.

    (2) Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ xử lý công việc đối với nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn.

    Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    saved-content
    unsaved-content
    64