Sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư không đúng quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư không đúng quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư dùng để ở được quy định như nào?

Nội dung chính

    Sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư không đúng quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 67 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về mức phạt hành chính đối với hành vi sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư không đúng quy định như sau:

    Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với chủ đầu tư
    4. Phạt tiền từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung hoặc tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp;
    b) Áp dụng cách tính diện tích căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng sai quy định;
    c) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư vào tài khoản đã lập theo quy định đối với diện tích căn hộ, phần diện tích khác mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng;
    d) Không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng thời hạn hồ sơ nhà chung cư cho ban quản trị nhà chung cư theo quy định;
    đ) Sử dụng kinh phí bảo trì không đúng quy định.
    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc phải kinh doanh đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
    b) Buộc mở tài khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư đúng quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
    c) Buộc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại hội nghị nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
    d) Buộc có văn bản thông báo đầy đủ thông tin về mở tài khoản gửi tiền kinh phí bảo trì theo quy định cho Sở Xây dựng với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
    đ) Buộc lập kế hoạch bảo trì hằng năm đúng quy định với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
    e) Buộc có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư biết để theo dõi sau khi đã bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;
    g) Buộc tính toán kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
    h) Buộc ghi trong hợp đồng thông tin về tài khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
    i) Buộc gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư đúng quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
    k) Buộc đóng tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
    l) Buộc công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
    m) Buộc bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
    n) Buộc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư đủ điều kiện, năng lực theo quy định với hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;
    o) Buộc bán, cho thuê chỗ để xe ô tô trong nhà chung cư đúng quy định với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này;
    p) Buộc bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
    q) Buộc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư đúng quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
    r) Buộc tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
    s) Buộc lập biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
    t) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
    u) Buộc áp dụng cách tính diện tích căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
    v) Buộc đóng đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư vào tài khoản đã lập theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
    x) Buộc bàn giao đầy đủ hoặc bàn giao đúng thời hạn hồ sơ nhà chung cư cho ban quản trị nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;
    y) Buộc sử dụng kinh phí bảo trì đúng quy định với hành vi quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này.

    Như vậy, đối với hành vi sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư không đúng quy định thì chủ đầu tư sẽ bị phạt hành chính từ 260.000.000 đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư còn bị buộc sử dụng kinh phí bảo trì đúng với quy định.

    Lưu ý, theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP:

    - Mức phạt tiền tối đa cho hành vi này là 300.000.000 đồng

    - Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư không đúng quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

    Sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư không đúng quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

    Quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư dùng để ở được quy định như thế nào?

    Việc quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư dùng để ở được quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư 05/2024/TT-BXD như sau:

    Lập, bàn giao và quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
    1. Đối với nhà chung cư có mục đích để ở, nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và sử dụng vào mục đích khác nhưng không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu chức năng căn hộ và khu chức năng kinh doanh dịch vụ thì sau khi tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu, việc lập tài khoản, bàn giao và quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được thực hiện như sau:
    a) Ban quản trị nhà chung cư mở tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi tắt là tổ chức tín dụng) để quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà chung cư;
    b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Ban quản trị có văn bản đề nghị chuyển giao kinh phí bảo trì, chủ đầu tư và Ban quản trị có trách nhiệm quyết toán số liệu kinh phí bảo trì để chuyển sang tài khoản do Ban quản trị lập theo quy định tại điểm a khoản này để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;
    c) Chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì đối với nhà chung cư có mục đích để ở có thể do một thành viên Ban quản trị hoặc nhiều thành viên Ban quản trị đứng tên đồng chủ tài khoản do Hội nghị nhà chung cư quyết định.
    Chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì đối với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp có tối thiểu là 03 thành viên Ban quản trị đứng tên đồng chủ tài khoản, số lượng thành viên tối đa do Hội nghị nhà chung cư quyết định. Các thành viên tham gia đồng chủ tài khoản này phải có ít nhất 01 đại diện chủ sở hữu khu căn hộ, 01 đại diện chủ sở hữu diện tích khác (nếu có), 01 đại diện chủ đầu tư (nếu có) và một số thành viên khác do Hội nghị nhà chung cư quyết định (nếu có).

    Kỳ hạn gửi tiền và việc đứng tên đồng chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì quy định tại khoản này được quy định trong quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị do Hội nghị nhà chung cư thông qua.

    ...

    Theo đó, đối với nhà chung cư để ở hoặc sử dụng hỗn hợp mà không phân chia rõ ràng giữa khu căn hộ và khu kinh doanh, sau khi tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu, Ban quản trị sẽ mở tài khoản tại một tổ chức tín dụng để quản lý kinh phí bảo trì chung.

    Trong vòng 30 ngày từ khi nhận đề nghị chuyển giao, chủ đầu tư và Ban quản trị phải quyết toán kinh phí bảo trì nhà chung cư để chuyển vào tài khoản của Ban quản trị. Tài khoản có thể do một hoặc nhiều thành viên Ban quản trị đứng tên, tùy theo quyết định của Hội nghị.

    Đối với nhà chung cư hỗn hợp, ít nhất 3 thành viên Ban quản trị phải đứng tên đồng chủ tài khoản, bao gồm đại diện chủ sở hữu khu căn hộ, đại diện cho diện tích khác (nếu có), và đại diện chủ đầu tư (nếu có). Quy định về kỳ hạn gửi tiền và danh sách thành viên sẽ được ghi trong quy chế tài chính của Ban quản trị do Hội nghị nhà chung cư thông qua.

    Việc bảo trì nhà chung cư được thực hiện theo các nguyên tắc gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Thông tư 05/2024/TT-BXD về các nguyên tắc trong việc bảo trì nhà chung cư như sau:

    - Trách nhiệm của chủ sở hữu: Chủ sở hữu nhà chung cư phải bảo trì phần sở hữu riêng của mình và đóng góp kinh phí cho việc bảo trì phần sở hữu chung. Điều này giúp duy trì chất lượng nhà ở và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

    - Bảo trì không gây ảnh hưởng: Việc bảo trì phần sở hữu riêng không được làm ảnh hưởng đến phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác và các hệ thống, thiết bị chung.

    - Kế hoạch bảo trì: Đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư dùng cho mục đích ở hoặc hỗn hợp, việc bảo trì sẽ được thực hiện theo kế hoạch được Hội nghị nhà chung cư thông qua, tuân theo quy trình bảo trì tòa nhà và thiết bị.

    - Bảo trì cho khu chức năng: Nếu nhà chung cư có phần sử dụng hỗn hợp:

    - Khu căn hộ: Các chủ sở hữu thực hiện bảo trì theo kế hoạch đã được Hội nghị thông qua.

    Khu kinh doanh dịch vụ: Chủ sở hữu thực hiện bảo trì theo quy trình đã được lập.

    - Toàn bộ tòa nhà: Các chủ sở hữu cũng phải bảo trì theo kế hoạch và quy trình đã được thông qua.

    - Bảo trì cụm nhà chung cư: Việc bảo trì cho cụm nhà chung cư được thực hiện bởi các chủ sở hữu và người sử dụng trong cụm đó.

    - Thuê đơn vị bảo trì: Chủ sở hữu và Ban quản trị chỉ được thuê cá nhân hoặc đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc bảo trì.

    - Lựa chọn đơn vị thực hiện: Đơn vị bảo trì cho các hệ thống trang thiết bị có thể được chọn qua chào giá cạnh tranh, đấu thầu hoặc các hình thức khác. Quyết định này sẽ được Hội nghị nhà chung cư thông qua, có thể bao gồm hợp đồng trọn gói hoặc tách riêng chi phí nhân công và vật liệu.

    28