Công dân từ bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ?
Nội dung chính
Quy định về đối tượng sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai 2024 về người sử dụng đất bao gồm:
Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận quyền sử dụng đất; thuê lại đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm:
a) Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
2. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
3. Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân);
4. Cộng đồng dân cư;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;
7. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Có thể thấy, Luật Đất đai 2024 quy định khá đa dạng về đối tượng sử dụng đất. Điều 4 Luật Đất đai 2024 làm rõ các đối tượng hợp pháp có quyền sử dụng đất tại Việt Nam, từ các tổ chức, cá nhân trong nước đến các tổ chức nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các đối tượng này có thể được giao đất, cho thuê đất, hoặc công nhận quyền sử dụng đất theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Độ tuổi quy định để đứng tên sổ đỏ được quy định ra sao?
Sổ đỏ hay còn được gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Căn cứ Điều 134 Luật Đất đai 2024 quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền với đất theo mẫu thống nhất trong cả nước.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Đồng thời tại Điều 12 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về Thông tin về người được giao đất để quản lý, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
Thông tin về người được giao đất để quản lý, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
...
2. Thông tin về tên người được giao đất để quản lý, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận thì xác định theo thông tin giấy tờ nhân thân, pháp nhân quy định tại khoản 3 Điều này và thể hiện như sau:
a) Đối với cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân) không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này thì thể hiện các thông tin: “Ông” hoặc “Bà”, họ và tên, ngày tháng năm sinh.
Cá nhân nước ngoài hoặc người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thể hiện các thông tin: “Ông” hoặc “Bà”, họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch;
b) Đối với vợ và chồng có chung tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thể hiện các thông tin: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, ngày tháng năm sinh của vợ hoặc chồng, tiếp theo thể hiện: “và chồng (hoặc vợ): ... (thể hiện tên của chồng (hoặc vợ))”, tiếp theo thể hiện thông tin về cơ sở xác định quan hệ hôn nhân hoặc thông tin về giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.
Trường hợp có thỏa thuận của vợ và chồng đồng ý ghi tên vợ hoặc tên chồng trên Giấy chứng nhận thì thể hiện thêm thông tin về văn bản thỏa thuận;
c) Đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức thuộc liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, (sau đây gọi chung là tổ chức) thì thể hiện tên gọi đầy đủ của tổ chức
d) Đối với cộng đồng dân cư thì thể hiện tên gọi của cộng đồng dân cư do cộng đồng dân cư xác định;
đ) Đối với trường hợp thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là nhóm người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất) thì thể hiện đầy đủ tên của những người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, trừ trường hợp quyền sử dụng đất xây dựng nhà chung cư.
Trường hợp nhóm người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất có thỏa thuận cử người đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận thì thể hiện thêm thông tin về văn bản thỏa thuận;
e) Đối với hộ gia đình đang sử dụng đất mà đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu thì thể hiện đầy đủ thông tin các thành viên có chung quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm a khoản này.
Trường hợp có thoả thuận ghi tên đại diện hộ gia đình trên Giấy chứng nhận thì thể hiện thêm thông tin về văn bản thỏa thuận;
g) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có quyền sử dụng đất thì thể hiện thông tin về chủ sở hữu tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, tiếp theo thể hiện: “Được sở hữu tài sản, không có quyền sử dụng đất tại thửa đất số ..., tờ bản đồ số ... theo hình thức ... (ghi hình thức thuê đất, hợp tác kinh doanh, giao dịch về nhà ở, ...) của ... (ghi thông tin người có quyền sử dụng đất)”.
Trường hợp tài sản trên nhiều thửa đất thì thể hiện: “Được sở hữu tài sản, không có quyền sử dụng tại các thửa đất (ghi đầy đủ thông tin của các thửa đất) theo hình thức ... (ghi hình thức thuê đất, hợp tác kinh doanh, giao dịch về nhà ở, ...) của ... (ghi thông tin người có quyền sử dụng đất)”;
h) Trường hợp có nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa phân chia thừa kế cho từng người được thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự thì thể hiện tên của những người được nhận thừa kế đã được xác định theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này; trường hợp những người được thừa kế có thỏa thuận cử người đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận thì tiếp theo thể hiện thêm thông tin về văn bản thỏa thuận đó.
Trường hợp chưa xác định được người thừa kế thì thể hiện: “chưa xác định người được thừa kế”.
Thông tin về người sử dụng đất trên sổ đỏ bao gồm “Ông” (hoặc “Bà”), họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân. Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, không có quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên sổ đỏ.
Như vậy, Điều này có nghĩa là bất kỳ ai, bất kể độ tuổi nào, cũng có thể được đứng tên sổ đỏ nếu họ sở hữu hợp pháp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, hoặc tài sản khác gắn liền với đất.
Công dân từ bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ? (Hình từ internet)
Lưu ý đối với các trường hợp người dưới 18 tuổi khi đứng tên sổ đỏ
Căn cứ Điều 134 Luật Đất đai 2024 và Điều 12 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, không có quy định trực tiếp về độ tuổi tối thiểu để đứng tên sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Tuy nhiên, các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thường yêu cầu người đứng tên phải là công dân đủ năng lực hành vi dân sự.
Theo Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015, người từ 18 tuổi trở lên là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tức là có quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất và có thể đứng tên trong các giấy tờ pháp lý như sổ đỏ. Đồng thời, Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Do đó, để đứng tên sổ đỏ, người đó phải đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong trường hợp dưới 18 tuổi, quyền sử dụng đất sẽ thuộc về cha mẹ hoặc người giám hộ thay mặt quản lý tài sản cho trẻ em.