Cán bộ công chức có được đứng tên sổ đỏ không? Quyền lợi của cán bộ, công chức khi đứng tên sổ đỏ là gì?

Cán bộ, công chức có được đứng tên sổ đỏ không? Quyền chung của cán bộ, công chức khi đứng tên sổ đỏ là gì?

Nội dung chính

    Cán bộ công chức có được đứng tên sổ đỏ không?

    Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định:

    Cán bộ, công chức
    1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

    2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

    Theo quy định pháp luật cán bộ và công chức đều là công dân Việt Nam.

    Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Người sử dụng đất
    Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận quyền sử dụng đất; thuê lại đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
    1. Tổ chức trong nước gồm:
    a) Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
    b) Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
    2. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
    3. Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân);
    4. Cộng đồng dân cư;
    5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
    6. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;

    7. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    Như vậy, theo quy định trên, cá nhân trong nước là người sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (đứng tên tên sổ đỏ), mà cán bộ, công chức đều là công dân Việt Nam (đều là cá nhân trong nước) nên cán bộ, công chức được đứng tên sổ đỏ.

    Cán bộ công chức có được đứng tên sổ đỏ không? Quyền lợi của cán bộ, công chức khi đứng tên sổ đỏ là gì?

    Cán bộ, công chức có được đứng tên sổ đỏ không? Quyền lợi của cán bộ, công chức khi đứng tên sổ đỏ là gì? (Hình từ internet)

    Quyền chung của cán bộ, công chức khi đứng tên sổ đỏ là gì?

    Căn cứ Điều 26 Luật Đất đai 2024 quy định về quyền của người sử dụng đất như sau:

    (1) Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

    (2) Được hưởng thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất sử dụng hợp pháp.

    (3) Được hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước khi đầu tư vào việc bảo vệ, cải tạo và phát triển đất nông nghiệp.

    (4) Được Nhà nước hỗ trợ và hướng dẫn trong quá trình cải tạo, phục hồi đất nông nghiệp.

    (5) Được Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp về đất đai khi bị xâm phạm.

    (6) Có quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và các quy định pháp lý khác liên quan.

    (7) Được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai.

    (8) Có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và các vi phạm pháp luật về đất đai.

    Nghĩa vụ chung của cán bộ, công chức khi đứng tên sổ đỏ

    Căn cứ Điều 31 Luật Đất đai 2024 quy định nghĩa vụ chung của người đứng tên trên sổ đỏ như sau:

    (1) Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, tuân thủ quy định về độ sâu lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ công trình công cộng và các quy định pháp lý liên quan.

    (2) Kê khai và đăng ký đất đai; hoàn thành đầy đủ thủ tục khi thực hiện chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định.

    (3) Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo pháp luật.

    (4) Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, xử lý và cải tạo đất bị ô nhiễm hoặc thoái hóa do mình gây ra.

    (5) Tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến tài sản và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất khác.

    (6) Tuân thủ quy định pháp luật về việc phát hiện vật trong lòng đất.

    (7) Bàn giao đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.

    9