Sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang thì giá bất động sản có tăng không?

Theo Nghị quyết 60-NQ/TW, Trung ương Đảng đã thống nhất sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang. Vậy sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang thì giá bất động sản có tăng không?

Nội dung chính

Sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang theo Nghị quyết 60

Theo Nghị quyết 60-NQ/TW, Trung ương Đảng đã thống nhất sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang.

Cụ thể, Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố về trung tâm chính trị -  hành chính của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW như sau:

(1) Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập

1. Thành phố Hà Nội.

2. Thành phố Huế.

3. Tỉnh Lai Châu.

4. Tỉnh Điện Biên.

5. Tỉnh Sơn La.

6. Tỉnh Lạng Sơn.

7. Tỉnh Quảng Ninh.

8. Tỉnh Thanh Hoá.

9. Tỉnh Nghệ An.

10. Tỉnh Hà Tĩnh.

11. Tỉnh Cao Bằng.

(2) Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất

1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.

3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay,

5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.

6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.

8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.

10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.

13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.

14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

19. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.

22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.

23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

Như vậy, chính thức sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang theo Nghị quyết 60-NQ/TW, dự kiến lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang hiện nay.

* Trên đây là nội dung "Chính thức sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang theo Nghị quyết 60".

Lưu ý: Nghị quyết 60-NQ/TW đã chính thức chốt việc sáp nhập còn 34 tỉnh thành (gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung). Tuy nhiên, tên gọi và trung tâm hành chính của 28 tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 60 vẫn đang được lấy ý kiến, chưa chính thức chốt tên và trung tâm hành chính của các tỉnh mới sau sáp nhập.

Sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang thì giá bất động sản có tăng không?

Theo khoản 2 Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định bảng giá đất được xây dựng theo khu vực, vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Quy định này cho thấy, việc xác định giá đất không dựa trên một con số cố định, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khu vực, vị trí, quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật. Do đó, khi có những thay đổi lớn về mặt hành chính – chẳng hạn như sáp nhập tỉnh hay nâng cấp đơn vị hành chính cấp huyện lên thành phố – bảng giá đất tại các khu vực liên quan cũng sẽ được điều chỉnh để phản ánh thực tế mới.

Trong nhiều trường hợp, giá trị bất động sản có xu hướng tăng lên nhờ kỳ vọng về sự phát triển hạ tầng và đô thị hóa. Chính điều này đã khiến giới đầu tư sớm quan tâm, đón đầu xu hướng ngay từ khi thông tin sáp nhập mới chỉ ở dạng đề xuất hoặc nghiên cứu.

Tuy nhiên, sự biến động của thị trường bất động sản không chỉ gói gọn trong câu chuyện giá đất tăng. Điển hình như trường hợp dự kiến sáp nhập tỉnh An Giang và Kiên Giang – bên cạnh cơ hội phát triển, cũng tiềm ẩn không ít rủi ro như tình trạng “sốt đất ảo” do tâm lý đầu cơ thổi giá.

Tính đến thời điểm hiện tại, kế hoạch sáp nhập vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, chưa có quyết định chính thức nào được ban hành.

Vì vậy, người dân và nhà đầu tư cần tỉnh táo, theo dõi sát sao các nguồn thông tin chính thống để đưa ra lựa chọn đúng đắn, tránh chạy theo tâm lý đám đông một cách vội vàng.

Sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang thì giá bất động sản có tăng không? (Hình từ Internet)

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở gồm các yếu tố nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 71/2024/NĐ-CP quy định về các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất cụ thể như sau:

(1) Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất đối với đất phi nông nghiệp, bao gồm:

- Vị trí, địa điểm của thửa đất, khu đất;

- Điều kiện về giao thông: độ rộng, kết cấu mặt đường, tiếp giáp với 01 hoặc nhiều mặt đường;

- Điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện;

- Diện tích, kích thước, hình thể của thửa đất, khu đất;

- Các yếu tố liên quan đến quy hoạch xây dựng gồm: hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chỉ giới xây dựng, giới hạn về chiều cao công trình xây dựng, giới hạn số tầng hầm được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);

- Hiện trạng môi trường, an ninh;

- Thời hạn sử dụng đất;

- Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với điều kiện thực tế, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

(2) Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất đối với đất nông nghiệp, bao gồm:

- Năng suất cây trồng, vật nuôi;

- Vị trí, đặc điểm thửa đất, khu đất: khoảng cách gần nhất đến nơi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

- Điều kiện giao thông phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: độ rộng, cấp đường, kết cấu mặt đường; điều kiện về địa hình;

- Thời hạn sử dụng đất, trừ đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức giao đất nông nghiệp, đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền thì không căn cứ vào thời hạn sử dụng đất;

- Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với thực tế, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

(3) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, mức độ chênh lệch tối đa của từng yếu tố ảnh hưởng đến giá đất để xác định mức tương đồng nhất định, cách thức điều chỉnh đối với từng mức độ chênh lệch của từng yếu tố ảnh hưởng đến giá đất.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa quy định hoặc quy định còn thiếu các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, mức độ chênh lệch tối đa của từng yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, cách thức điều chỉnh đối với từng mức độ chênh lệch của từng yếu tố ảnh hưởng đến giá đất thì tổ chức thực hiện định giá đất đề xuất cụ thể trong Báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất để Hội đồng thẩm định giá đất xem xét, quyết định.

saved-content
unsaved-content
409