Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập là phường nào?

Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập và đồng thời sở hữu quỹ đất rộng nằm ngay gần Hồ Gươm là phường nào?

Nội dung chính

    Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập là phường nào?

    Căn cứ vào Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2025 về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của TP. Hà Nội năm 2025, Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội đã thông qua và ban hành Nghị quyết 19/NQ-HĐND về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, cắt giảm chỉ còn 126 phường/xã.

    Trong đó, căn cứ theo khoản 14 Điều 1 Nghị quyết 19/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội, phường Hồng Hà mới là phường rộng nhất Hà Nội, được hình thành từ các phường sau:

    - Phúc Tân, Chương Dương (Hoàn Kiếm) và Phúc Xá (Ba Đình),

    - Phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường: Nhật Tân, Tứ Liên, Yên Phụ (quận Tây Hồ), Thanh Lương và Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng);

    - Một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường: Phú Thượng và Quảng An (quận Tây Hồ);

    - Một phần diện tích tự nhiên (diện tích phần mặt nước và bãi giữa sông Hồng) của phường: Ngọc Thuỵ và Bồ Đề (quận Long Biên).

    Phường Hồng Hà trở thành phường rộng nhất Hà Nội vì sau khi sáp nhập sở hữu vị trí đặc biệt khi kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy. Phường Hồng Hà được hình thành từ việc sáp nhập đất ngoài đê của một loạt phường cũ ở trung tâm Thủ đô.

    Phường nào rộng nhất nhất Hà Nội sau sáp nhập?

    Phường rộng nhất nhất Hà Nội sau sáp nhập là phường nào? (Hình từ Internet)

    Vị trí phường Hồng Hà - phường rộng nhất Hà Nội

    Phường Hồng Hà có vị trí giáp ranh với những khu vực khác như sau:

    - Phía Đông giáp sông Hồng;

    - Phía Tây giáp các quận nội thành như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng;

    - Phía Nam giáp cầu Vĩnh Tuy;

    - Phía Bắc giáp cầu Nhật Tân.

    Phường này giữ vị trí chiến lược khi vừa gần trung tâm lại nằm gần các trục giao thông lớn.

    Dù sở hữu quỹ đất rộng hiếm và có một phần khu đất thuộc quận Hoàn Kiếm cũ nhưng việc khai thác tiềm năng phát triển còn hạn chế. Khu vực ven sông Hồng thường xuyên bị nước dâng vào mùa mưa. Phần lớn quỹ đất phường Hồng Hà được sử dụng cho hoạt động nông nghiệp.

    Với vị trí địa lý phường Hồng Hà trải dài theo dòng sông Hồng và tiếp giáp nhiều quận trung tâm, cùng với đó là không gian ven sông và bãi bồi rộng lớn. Phường Hồng Hà được kỳ vọng tiếp tục phát triển các khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch. 

    Nhờ vị trí đắc địa mà khu vực này trở thành một trong những điểm nóng bất động sản ở Thủ đô. Giá mỗi mét vuông đất ở đây lên đến hàng trăm triệu đồng. Giá trị này được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ vững khi phường Hồng Hà chính thức thành lập và các quy hoạch đô thị ven sông được triển khai.

    Quy mô phường rộng nhất Hà Nội

    Căn cứ mục IV.2 Công văn 1576/UBND-NC ngày 19 tháng 4 năm 2025 UBND TP. Hà Nội về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của quận Hoàn Kiếm, sau sáp nhập, phường Hồng Hà sở hữu diện tích lớn nhất TP. Hà Nội, với diện tích 16,61 km2 và dân số 126.062 người, vượt xa các phường khác tại Thủ đô.

    Phường Hồng Hà có phần ranh giới hành chính đặc biệt vì được bao quanh bởi 2 cây cầu lớn ở hai đầu là Nhật Tân và Vĩnh Tuy trên cùng các trục đường đê Vành đai 1. Ranh giới này đảm bảo sự thống nhất và dễ nhận biết ngoài thực địa, thuận lợi cho công tác quản lý của chính quyền địa phương.

    Nội dung nhiệm vụ cụ thể về việc sắp xếp tổ chức bộ máy cấp xã của TP. Hà Nội năm 2025

    Căn cứ tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch 127/KH-UBND liệt kê nội dung nhiệm vụ cụ thể về việc sắp xếp tổ chức bộ máy cấp xã của TP. Hà Nội năm 2025 như sau:

    (1) Ban hành quy định mẫu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, mối quan hệ công tác của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND xã, phường theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

    - Chủ trì thực hiện: Sở Nội vụ

    - Phối hợp thực hiện: UBND các quận, huyện, thị xã và UBND xã, phường.

    - Thời gian hoàn thành: trước ngày 30/6/2025.

    (2) Ban hành quy định phân cấp về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tại các xã, phường mới.

    - Chủ trì thực hiện: Sở Nội vụ

    - Phối hợp thực hiện: Các sở, ban, ngành có liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã.

    - Thời gian hoàn thành: trước ngày 30/6/2025.

    (3) Tổng hợp danh sách cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại UBND cấp huyện, cấp xã; dự kiến phương án bố trí về công tác tại các xã, phường mới thành lập.

    - Chủ trì thực hiện: Sở Nội vụ

    - Phối hợp thực hiện: UBND các quận, huyện, thị xã.

    - Thời gian hoàn thành: trước ngày 30/5/2025.

    (4) Giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính theo quy định của Chính phủ.

    - Chủ trì thực hiện: Sở Nội vụ

    - Phối hợp thực hiện: Sở Tài chính; UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường. 

    - Thời gian hoàn thành: theo quy định của Chính phủ.

    (5) Hướng dẫn công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền 02 cấp.

    - Chủ trì thực hiện: Sở Nội vụ

    - Phối hợp thực hiện: Văn phòng UBND Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn.

    - Thời gian hoàn thành: trước ngày 30/5/2025.

    (6) Ban hành kế hoạch về đào tạo, đào tạo lại nghề gắn với giới thiệu việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động chuyên trách, không chuyên trách cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính.

    - Chủ trì thực hiện: Sở Nội vụ

    - Phối hợp thực hiện: Các sở, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn.

    - Thời gian hoàn thành: trước ngày 30/5/2025.

    (7) Lập mới hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp năm 2025 theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    - Chủ trì thực hiện: Sở Nội vụ

    - Phối hợp thực hiện: Các sở: Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài chính; UBND các xã, phường.

    - Thời gian hoàn thành: trong năm 2026.

    saved-content
    unsaved-content
    256