Người nước ngoài có được mua đất nghĩa trang và chôn cất tại Việt Nam hay không?
Nội dung chính
Người nước ngoài có được mua đất nghĩa trang và chôn cất tại Việt Nam hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về các hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sỹ) và cơ sở hỏa táng.
2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên lãnh thổ nước Việt Nam.
Theo đó, Nghị định 23/2016/NĐ-CP áp dụng cho người nước ngoài liên quan đến nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên lãnh thổ nước Việt Nam.
Như vậy, người nước ngoài vẫn được mua đất nghĩa trang và chôn cất tại Việt Nam.
Người nước ngoài có được mua đất nghĩa trang và chôn cất tại Việt Nam hay không? (Hifnht ừ Internet)
Để được đăng ký trước đất nghĩa trang để xây phần mộ cá nhân được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì cần đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 14 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về việc đăng ký trước đất nghĩa trang để xây phần mộ cá nhân như sau:
Quy định chung về quản lý, sử dụng nghĩa trang
...
5. Điều kiện đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cá nhân trong nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước:
a) Người được đăng ký trước phần mộ cá nhân trong nghĩa trang bao gồm: Người từ 70 tuổi trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định do Bộ Y tế ban hành, người có vợ hoặc chồng đã được an táng trong nghĩa trang;
b) Hồ sơ đăng ký của người được đăng ký trước phần mộ cá nhân gồm: Đơn đề nghị, giấy tờ tùy thân của công dân (thẻ căn cước hoặc giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu); giấy xác nhận của bệnh viện mắc bệnh hiểm nghèo (đối với người mắc bệnh hiểm nghèo); giấy chứng tử và giấy đăng ký kết hôn (đối với người có vợ hoặc chồng đã được an táng trong nghĩa trang);
c) Hồ sơ đăng ký nộp tại đơn vị quản lý nghĩa trang trên địa bàn. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Các giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này là bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực.
6. Căn cứ vào các quy định hiện hành và điều kiện của địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về đối tượng được hưởng chính sách xã hội trên địa bàn theo Điểm c Khoản 4 và quy định chi tiết việc đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cá nhân trong nghĩa trang theo Khoản 5 của Điều này.
Theo đó, để được đăng ký trước đất nghĩa trang để xây phần mộ cá nhân được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì cần đáp ứng các điều kiện được quy định như trên.
Tuy nhiên, ngoài việc căn cứ vào quy định hiện hành thì còn phải căn cứ theo điều kiện của địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định chi tiết việc đăng ký trước đất nghĩa trang khi sử dụng phần mộ cá nhân.
Khi đã chôn cất thì có được xin phép di chuyển phần mộ cá nhân sang vị trí khác trong khu vực nghĩa trang không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về việc di chuyển nghĩa trang và phần mộ cá nhân như sau:
Di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ
1. Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi:
a) Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc.
2. Các nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ:
a) Thông báo về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ;
b) Tiến hành công tác di chuyển vào các nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
c) Trong quá trình di chuyển phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các chính sách về giải tỏa, đền bù theo quy định của pháp luật.
Theo đó, phần mộ cá nhân chỉ được di chuyển khi:
- Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cộng đồng, hoặc không phù hợp với quy hoạch được phê duyệt;
- Phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp, công trình công cộng theo quy hoạch;
- Là mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc.
Như vậy, phần mộ cá nhân khi đã chôn cất vẫn được di chuyển phần mộ sang vị trí khác nếu thuộc một tỏng các trường hợp nêu trên.
Việc xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang cần hoạt động theo các nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về các nguyên tắc trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang như sau:
Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường).
2. Khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiều địa phương, sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh.
3. Việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
4. Việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
6. Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
7. Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
8. Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định hiện hành.
9. Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
10. Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.
Theo đó, trong quá trình thực hiện hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang cần tuân thủ các nguyên tắc được quy định trên.