Lô đất xây dựng nhà ở liên kế có chiều rộng và diện tích bao nhiêu?

Chiều rộng và diện tích của lô đất xây dựng nhà ở liên kế là bao nhiêu? Nhà liên kế mặt phố sâu trên 18 m phải có giải pháp kiến trúc như thế nào?

Nội dung chính

    Lô đất xây dựng nhà ở liên kế có chiều rộng và diện tích bao nhiêu?

    Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 yêu cầu về quy hoạch quy định như sau:

    Yêu cầu về quy hoạch
    5.1 Yêu cầu về lô đất xây dựng
    5.1.1 Lô đất xây dựng nhà ở liên kế có chiều rộng không nhỏ hơn 4,5 m và diện tích không nhỏ hơn 45 m2. Tùy thuộc diện tích lô đất xây dựng, mật độ xây dựng nhà ở liên kế được lấy theo quy định về quy hoạch xây dựng [1].
    CHÚ THÍCH:
    1) Nhà ở liên kế xây dựng trong các dự án phải bảo đảm diện tích xây dựng không nhỏ hơn 50 m2 và có chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 5 m.
    2) Trường hợp sau khi giải phóng mặt bằng hay nâng cấp cải tạo công trình, diện tích còn lại nhỏ hơn 15 m2, chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3,0 m thì không được phép xây dựng.
    ...

    Như vậy, lô đất xây dựng nhà ở liên kế cần đảm bảo các tiêu chí về chiều rộng và diện tích như sau:

    - Quy định chung:

    + Chiều rộng: Không nhỏ hơn 4,5 m.

    + Diện tích: Không nhỏ hơn 45 m².

    Tùy thuộc diện tích lô đất xây dựng, mật độ xây dựng nhà ở liên kế được lấy theo quy định về quy hoạch xây dựng.

    - Quy định đối với nhà ở liên kế trong dự án:

    + Chiều rộng mặt tiền: Không nhỏ hơn 5 m.

    + Diện tích: Không nhỏ hơn 50 m².

    - Trường hợp diện tích nhỏ sau giải phóng mặt bằng hoặc cải tạo:

    Nếu diện tích còn lại nhỏ hơn 15 m² hoặc chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3,0 m thì không được phép xây dựng.

    Lô đất xây dựng nhà ở liên kế có chiều rộng và diện tích bao nhiêu?

    Lô đất xây dựng nhà ở liên kế có chiều rộng và diện tích bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Nhà liên kế mặt phố sâu trên 18 m phải có giải pháp kiến trúc như thế nào?

    Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 yêu cầu về quy hoạch quy định như sau:

    Yêu cầu về quy hoạch
    5.1 Yêu cầu về lô đất xây dựng
    ...
    5.1.2 Nhà liên kế mặt phố sâu trên 18 m phải có giải pháp kiến trúc tạo không gian đảm bảo thông gió và chiếu sáng.
    CHÚ THÍCH: Có thể bố trí sân trống, giếng trời, mái sáng và lỗ thoáng trên khối cầu thang để chiếu sáng và thông gió.
    ...

    Theo đó, nhà liên kế mặt phố có chiều sâu trên 18 m cần có giải pháp kiến trúc để tạo không gian đảm bảo thông gió và chiếu sáng. Các giải pháp kiến trúc gợi ý:

    - Bố trí sân trống: Tạo khoảng không gian mở để không khí lưu thông tốt hơn.

    - Thiết kế giếng trời: Giúp tăng cường ánh sáng tự nhiên và thông gió trong nhà.

    - Lắp đặt mái sáng: Sử dụng vật liệu trong suốt hoặc bán trong suốt để ánh sáng chiếu vào bên trong.

    - Lỗ thoáng trên khối cầu thang: Tận dụng không gian cầu thang để tạo luồng khí và ánh sáng di chuyển hiệu quả.

    Yêu cầu về khoảng cách và quan hệ với công trình bên cạnh nhà ở liên kế như thế nào?

    Căn cứ tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 yêu cầu về quy hoạch quy định như sau:

    Yêu cầu về quy hoạch
    ...
    5.4 Yêu cầu về khoảng cách và quan hệ với công trình bên cạnh
    5.4.1 Khoảng cách giữa hai đầu hồi của hai dãy nhà liên kế không nhỏ hơn 4,0 m. Các cánh cửa ở độ cao từ mặt hè đến 2,5 m khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
    5.4.2 Khoảng cách giữa hai mặt tiền của hai dãy nhà liên kế mặt phố từ 8,0 m đến 12,0 m. Phần đất trống giữa hai dãy nhà không được xây chen bất cứ công trình nào. Mặt bên của nhà liên kế mặt phố tiếp giáp với phần đất trống được mở cửa sổ và ban công.
    5.4.3 Trường hợp hai dãy nhà ở liên kế quay lưng vào nhau phải đảm bảo khoảng cách không nhỏ hơn 2,0 m (ngoài chỉ giới xây dựng) để bố trí đường ống kỹ thuật dọc theo nhà. Mặt sau của hai dãy nhà liên kế được phép mở cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió ở độ cao trên 2,0 m so với sàn nhà. Ranh giới giữa hai dãy nhà nếu cần thiết có thể xây tường kín cao trên 2,0 m.
    CHÚ THÍCH: Nếu có sân sau thì không cần có khoảng cách trên.
    5.4.4 Khoảng cách từ các bộ phận kiến trúc đến hệ thống kỹ thuật hạ tầng và cây xanh đô thị:
    5.4.4.1 Khoảng cách từ các bộ phận kiến trúc đến các đường dây điện gần nhất:
    a)         Theo mặt phẳng nằm ngang:
    -                Đến đường dây cao thế: 4,0 m (từ mép ngoài cùng của kiến trúc);
    -                Đến đường dây trung thế: 2,5 m (từ mép ngoài cùng của kiến trúc);
    -                Đến đường dây hạ thế:
    +                Từ cửa sổ: 0,75m;
    +                Từ mép ngoài cùng của ban công: 1,0 m;
    -                Khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của kiến trúc đến cột điện: 0,75 m.
    b)         Theo chiều đứng:
    -                Khoảng cách thẳng đứng từ công trình tới dây điện dưới cùng phải đảm bảo:
    +                Đối với điện áp tới 35KV:            3 m;
    +                Đối với điện áp 66-100KV:           4 m;
    +                Đối với điện áp 220 (230)KV:       5 m;
    +                Trên mái nhà, trên ban công:       2,5m;
    +                Trên cửa sổ:                               0,5 m;
    +                Dưới cửa sổ:                             1,0 m;
    +                Dưới ban công:                          1,0 m.
    5.4.4.2     Khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của bộ phận kiến trúc đến tuyến ống, cáp ngầm đô thị:
    +                Đến đường cáp ngầm:                1,0 m;
    +                Đến mặt ống ngầm và hố ga:      1,0 m.
    5.4.4.3 Khoảng cách giữa mép ngoài cùng tường nhà tiếp giáp với cây bụi, cây thân gỗ phải đảm bảo từ 2 m đến 5 m.
    CHÚ THÍCH: Đối với các khu vực đã trồng cây ổn định, khoảng cách này sẽ được quy định trong quy hoạch chi tiết tuyến phố.
    ...

    Như vậy, yêu cầu về khoảng cách và quan hệ với công trình bên cạnh nhà ở liên kế được nêu cụ thể theo quy định nêu trên.

    7