Cách đòi lại nhà đất cho ở nhờ theo quy định mới? Hợp đồng cho ở nhờ nhà đất được chấm dứt khi nào?

Chuyên viên pháp lý: Cao Thanh An
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Cách đòi lại nhà đất cho ở nhờ theo quy định mới? Hợp đồng cho ở nhờ nhà đất được chấm dứt khi nào? Quy định về bảo hộ quyền sở hữu nhà ở.

Nội dung chính

    Cách đòi lại nhà đất cho ở nhờ theo quy định mới?

    Căn cứ Điều 499 Bộ Luật dân sự 2015 về quy định đòi lại nhà đất cho ở nhờ như sau:

    Điều 499. Quyền của bên cho mượn tài sản
    1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
    2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
    3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

    Như vậy, chủ nhà có thể đòi lại nhà đất cho ở nhờ ngay sau khi bên mượn đạt mục đích hoặc dù chưa đạt mục đích thì vẫn có thể đòi lại nhà đất nhưng cần báo trước 1 khoảng thời gian hợp lý. Bên mượn dùng sai mục đích, thỏa thuận thì chủ nhà có thể đòi lại nhà đất và yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên mượn gây ra.

    Trường hợp người ở nhờ không chịu rời đi, thì chủ nhà có thể khởi kiện tại Tòa án để đòi lại nhà đất. Căn cứ Điều 189 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục khởi kiện đòi lại nhà đất cho ở nhờ cần có những điều sau:

    Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
    1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
    2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
    a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
    b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
    c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
    3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
    4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
    a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
    b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
    c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
    Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
    d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
    đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
    e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
    Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
    g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
    h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
    i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
    5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

    Như vậy, nếu không đòi lại nhà đất cho ở nhờ bằng trao đổi thì thực hiện kiện tụng tại Tòa án theo hướng dẫn trên. Tải về: Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà đất.

    Cách đòi lại nhà đất cho ở nhờ theo quy định mới? Hợp đồng cho ở nhờ nhà đất được chấm dứt khi nào?

    Cách đòi lại nhà đất cho ở nhờ theo quy định mới? Hợp đồng cho ở nhờ nhà đất được chấm dứt khi nào? (Hình từ Internet)

    Hợp đồng cho ở nhờ nhà đất được chấm dứt khi nào?

    Căn cứ Điều 180 Luật Nhà ở 2023 về thời gian chấm dứt hợp đồng cho ở nhờ nhà đất như sau:

    - Trường hợp cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ở nhờ phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác. Bên cho mượn nhà ở có quyền đòi lại nhà ở, bên cho ở nhờ có quyền chấm dứt việc cho ở nhờ khi chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 180 Luật Nhà ở 2023 và theo thỏa thuận trong hợp đồng.

    - Hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    + Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết;

    + Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn;

    + Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là cá nhân chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án;

    + Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là tổ chức giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động;

    + Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc trường hợp đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    + Trường hợp khác theo thỏa thuận của các bên.

    Quy định về bảo hộ quyền sở hữu nhà ở

    Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2023 về Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở như sau:

    - Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của chủ sở hữu theo quy định của Luật này.

    - Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân không bị quốc hữu hóa. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước quyết định mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    - Trường hợp mua trước nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm thanh toán theo giá thị trường; trường hợp giải tỏa nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và thực hiện chính sách tái định cư cho chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Trường hợp trưng mua, trưng dụng nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

    saved-content
    unsaved-content
    63