Tải file Nghị định 183/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp?

Tải file Nghị định 183/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp? Nội dung phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đối với chủ rừng là tổ chức ra sao?

Nội dung chính

Tải file Nghị định 183/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp

Ngày 01/7/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 183/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

>> Tải về Toàn văn Nghị định 183/2025/NĐ-CP

Theo đó, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 183/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp như sau:

(1) Bổ sung khoản 12, khoản 13 sau khoản 11 Điều 3 như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
12. Cây dược liệu trong rừng là những loài thực vật, nấm sinh trưởng, phát triển trong rừng, cung cấp nguyên liệu làm thuốc và các công dụng khác phục vụ chăm sóc sức khỏe con người.
13. Thu hoạch cây dược liệu là quá trình khai thác toàn bộ hoặc một phần bộ phận của cây dược liệu được nuôi, trồng phát triển trong rừng.

(2) Bổ sung Mục 4a sau Mục 4 Chương II như sau:

Mục 4a NUÔI, TRỒNG PHÁT TRIỂN, THU HOẠCH CÂY DƯỢC LIỆU TRONG RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT
Điều 32a. Nguyên tắc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
1. Việc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng phải bảo đảm duy trì diện tích rừng, chất lượng rừng, diễn thế tự nhiên và mục đích sử dụng của khu rừng; không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất, dưới lòng đất và tuân thủ theo quy định của Nghị định này.
2. Cây dược liệu nuôi, trồng phát triển trong rừng có đặc điểm sinh thái thích hợp với điều kiện lập địa của khu vực, thuộc danh mục cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc các cây dược liệu khác có giá trị y tế và kinh tế cao ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Không lợi dụng hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu để thu hoạch cây dược liệu tự nhiên trong rừng; sản phẩm cây dược liệu sau thu hoạch phải được vận chuyển ra khỏi rừng, không được ngâm, ủ, sấy, bảo quản và chế biến cây dược liệu trong rừng.
4. Chế độ quản lý về khai thác, điều kiện, cấp mã số cơ sở trồng cấy cây dược liệu thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trong rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
5. Trường hợp rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư, chủ rừng tự quyết định việc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu nhưng không được thay đổi mục đích sử dụng của khu rừng.
...

>> Xem chi tiết đầy đủ tại Nghị định 183/2025/NĐ-CP

*Trên đây là thông tin về "Tải file Nghị định 183/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp"

Tải file Nghị định 183/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp

Tải file Nghị định 183/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp (Hình từ Internet)

Nội dung phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đối với chủ rừng là tổ chức ra sao?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 32d Nghị định 156/2018/NĐ-CP (đưuọc bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 183/2025/NĐ-CP) quy định nội dung phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đối với chủ rừng là tổ chức như sau:

- Nội dung phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định 183/2025/NĐ-CP.

- Nội dung chính của phương án gồm:

+ Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong khu vực; hiện trạng rừng về diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng; hiện trạng, tiềm năng nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu;

+ Xác định mục tiêu, phạm vi, nội dung của phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu;

+ Xác định địa danh, quy mô, diện tích, loài cây dược liệu dự kiến thực hiện nuôi, trồng phát triển, thu hoạch trong giai đoạn thực hiện phương án;

+ Xác định phương thức nuôi, trồng phát triển cây dược liệu;

+ Luân kỳ chuyển đổi vị trí nuôi, trồng phát triển cây dược liệu sang vị trí nuôi, trồng mới bảo đảm không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng rừng; không ảnh hưởng đến tái sinh của rừng trong trường hợp nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu dưới tán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

+ Xác định hình thức tổ chức thực hiện nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu: tự tổ chức hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng;

+ Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển, phục hồi rừng ở khu vực nuôi, trồng phát triển cây dược liệu;

+ Giải pháp và tổ chức thực hiện;

+ Kiểm tra, giám sát.

Khi nào Nghị định 183/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 183/2025/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Điều khoản thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2025.

Như vậy, Nghị định 183/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2025.

saved-content
unsaved-content
1