Nhiệm vụ của Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia?
Nội dung chính
Nhiệm vụ của Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia?
Căn cứ tại Mục 2 Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1412/QĐ-BKHCN năm 2025 (Kế hoạch) thì nhiệm vụ của Kế hoạch như sau
- Thiết lập cơ sở dữ liệu chuyên gia AI quốc gia
- Tham vấn xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Công nghiệp công nghệ số (nội dung liên quan đến trí tuệ nhân tạo)
- Tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật và khung pháp lý liên quan đến AI
- Đặt hàng/ giao nhiệm vụ nghiên cứu, thực hiện xây dựng nền tảng dữ liệu sinh học quốc gia tích hợp trí tuệ nhân tạo phục vụ nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa sản phẩm công nghệ sinh học tại Việt Nam
- Đặt hàng/ giao nhiệm vụ nghiên cứu, thực hiện ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật (IoT) trong giám sát sức khỏe vật nuôi, truy xuất dịch bệnh để tối ưu hóa chuỗi chăn nuôi - thủy sản tại Việt Nam
- Đặt hàng/ giao nhiệm vụ nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu và phát triển nền tảng số AI, IoT trong công nghệ bảo quản giữ tươi lâu dài nông sản sau thu hoạch nhằm ổn định chất lượng nông sản đạt chuẩn xuất khẩu
- Đặt hàng/ giao nhiệm vụ nghiên cứu, thực hiện xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức
- Đặt hàng/giao nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển các mô hình AI “Make in Vietnam” trong các lĩnh vực: ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, dữ liệu. Trong đó, xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt có tối thiểu 100 tỷ tham số, có khả năng hiểu văn bản trong các lĩnh vực như: pháp luật, tài chính – kế toán, thuế, nông nghiệp, văn hóa, lịch sử
- Đặt hàng/ giao nhiệm vụ nghiên cứu, thực hiện xây dựng bản sao số cho các thành phố và IoT: Bao gồm phát triển bản đồ số quốc gia 3D, hạ tầng kỹ thuật đô thị, môi trường, giao thông, logistic, giáo dục, y tế, công thương, bản đồ dịch bệnh, công trình ngầm, không gian mặt đất, không gian vệ tinh
- Đặt hàng/ giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để phát triển các sản phẩm công nghệ Trợ lý ảo thuộc nhóm công nghệ chiến lược trí tuệ nhân tạo, bản sao số, thực tế ảo/thực tế tăng cường
- Đặt hàng/ giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để phát triển các sản phẩm công nghệ Trí tuệ nhân tạo phân tích chuyên ngành thuộc nhóm công nghệ chiến lược trí tuệ nhân tạo, bản sao số, thực tế ảo/thực tế tăng cường
- Đặt hàng/ giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để phát triển các sản phẩm công nghệ Bản sao số (Digital Twin) thuộc nhóm công nghệ chiến lược trí tuệ nhân tạo, bản sao số, thực tế ảo/thực tế tăng cường
- Đặt hàng/ giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để phát triển các sản phẩm công nghệ Vũ trụ ảo (Metaverse) thuộc nhóm công nghệ chiến lược trí tuệ nhân tạo, bản sao số, thực tế ảo/thực tế tăng cường
- Tư vấn thiết kế, phát triển và triển khai các nền tảng, hệ thống AI trọng điểm
- Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho những người làm công tác đào tạo, giảng dạy về AI, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư AI
Trên đây là thông tin về Nhiệm vụ của Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia?
Nhiệm vụ của Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia? (Hình từ Internet)
Mục tiêu phát triển trí tuệ nhân tạo của Việt Nam 2025, 2030 như thế nào?
Theo Mục II Điều 1 Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021, Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Cụ thể như sau:
(1) Mục tiêu đến năm 2025
- Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
+ Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;
+ Xây dựng được 05 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;
+ Phát triển được 01 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.
- Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT
+ Hình thành được 02 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT; gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về TTNT và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực TTNT ở Việt Nam;
+ Nâng cấp, hình thành mới được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về TTNT.
- Góp phần xây dựng xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững
+ TTNT được ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân;
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
(2) Mục tiêu đến năm 2030
- Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
+ Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;
+ Xây dựng được 10 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;
+ Phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ TTNT;
+ Hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.
- Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT mạnh
+ Hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT;
+ Xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm về TTNT bao gồm đội ngũ các chuyên gia và các kỹ sư triển khai ứng dụng TTNT. Tăng nhanh số lượng các công trình khoa học, đơn đăng ký sáng chế về TTNT của Việt Nam;
+ Có ít nhất 01 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về TTNT dẫn đầu trong khu vực ASEAN.
- Góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững
+ Phổ cập được kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT cho đội ngũ lao động trực tiếp, phục vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;
+ Ứng dụng TTNT phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, dịch bệnh;
+ Cùng với chuyển đổi số, ứng dụng TTNT góp phần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành kinh tế.
Mục tiêu đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục trên môi trường số đến năm 2025 là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2022 có nêu rõ về đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học mục tiêu đến năm 2025 như sau:
- Về tiếp cận giáo dục trực tuyến: 50% học sinh, mỗi sinh viên và mỗi nhà giáo có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến.
- Về môi trường giáo dục trực tuyến
+ Hình thành một số nền tảng dạy và học trực tuyến là sản phẩm trong nước, được trên 50% học sinh, sinh viên sử dụng;
+ Hình thành kho học liệu trực tuyến quốc gia đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho 50% nội dung chương trình giáo dục phổ thông;
+ Hơn 50% cơ sở giáo dục đại học cung cấp các chương trình đào tạo (cấp bằng) hình thức từ xa, trực tuyến.
- Về quy mô hoạt động giáo dục trực tuyến
+ Tỉ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 5% ở bậc tiểu học, 10% ở bậc trung học;
+ Tỉ trọng lớp học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học đạt trung bình 20%;
+ Trong số người học lấy văn bằng đại học thứ hai, có ít nhất 50% theo học hình thức trực tuyến (với thời lượng trực tuyến chiếm hơn 50%).