10:23 - 19/12/2024

Soạn bài Mây và Sóng lớp 6 mới nhất? Mục tiêu của chương trình môn Ngữ văn lớp 6 là gì?

Hướng dẫn học sinh soạn bài Mây và Sóng lớp 6 cập nhật mới nhất năm học này! Mục tiêu của chương trình môn Ngữ văn lớp 6 là gì?

Nội dung chính


    Soạn bài Mây và Sóng lớp 6 mới nhất?

    Bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Rabindranath Tagore là một tác phẩm nổi tiếng ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. Bài thơ được viết dưới dạng cuộc trò chuyện tưởng tượng giữa em bé và mẹ, với những lời mời gọi từ những người sống trên mây và trong sóng. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Mây và sóng

    Hướng dẫn Soạn bài Mây và Sóng lớp 6

    Câu 1: Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì?

    Bài thơ là lời kể chuyện của cậu bé với mẹ. Cậu bé kể với mẹ về cuộc trò chuyện của mình với người trên mây và người trong sóng, rằng họ rủ cậu chơi những trò chơi thú vị, hấp dẫn, nhưng cậu vẫn lựa chọn ở lại và chơi cùng với người mẹ của mình.

    Câu 2: Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", thế giới của họ hiện lên như thế nào?

    Qua lời kể thế giới của thế giới của những người "trên mây" và "trong sóng" như sau:

    - Xa xôi, rộng lớn, chứa đựng những điều bí ẩn.

    - Tươi đẹp, rực rỡ, lung linh, huyền ảo (ánh sáng mặt trời vàng buổi bình minh, ánh sáng vầng trăng bạc khi đêm về)

    - Vui vẻ và hạnh phúc (chỉ có ca hát và rong chơi khắp chốn từ khi thức dậy cho đến chiều tà)

    Đối với cậu bé thế giới đó vô cùng hấp dẫn, gợi những khát khao được khám phá, được ngao du ở những cứ sở xa xôi.

    Câu 3: Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?" thể hiện tâm trạng gì.

    Qua hai câu hỏi đó, em bé mong muốn được đến những nơi ấy. Trong câu hỏi của em bé ẩn chứa niềm háo hức, thiết tha, mong muốn được lãng du tới những xứ sở thần tiên, được rong ruổi khắp nơi, được vui với những trò chơi thú vị, hấp dẫn.

    Câu 4: Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng"?

    Lý do em bé từ chối là vì:

    - Với em bé, điều quan trọng và có ý nghĩa hơn những cuộc rong chơi, phiêu lưu chính là người mẹ đang mong chờ em ở nhà. Mẹ đã luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho em, nên lúc nào em cũng muốn ở bên cạnh mẹ.

    - Mẹ yêu em nên luôn mong muốn em ở bên mẹ, làm mẹ vui và được mẹ yêu thương, che chở là niềm hạnh phúc không gì sánh bằng.

    Câu 5: Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

    - Các trò chơi em bé tạo ra

    + Con đóng vai mây, mẹ đóng vai trăng để con lấy tay trùm lên người mẹ

    + Con đóng vai sóng, mẹ đóng vai bờ biển, con sẽ lăn vào lòng mẹ

    - Tình cảm của em bé dành cho mẹ

    + Em bé luôn muốn ở bên mẹ, vui chơi với mẹ, sẵn sàng từ chối các trò chơi hấp dẫn

    + Em bé tự nghĩ ra các trò chơi để mẹ có thể chơi với mình, để hai mẹ con gần gũi nhau hơn

    - Tình cảm của mẹ dành cho em bé

    + Mẹ muốn được chăm sóc, chở che, ôm ấp con vào lòng (thể hiện qua việc người con nói rằng mẹ đang chờ ở nhà, mẹ luôn muốn mình ở nhà)

    + Trong các trò chơi, mẹ luôn dõi theo bước con đi (vầng trăng), và luôn bao dung ôm ấp, vỗ về con (bờ biển)

    Câu 6: Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ?

    Vì tác phẩm đã thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm. Trong thực tế, hình thức thơ không quy định số tiếng trong một dòng, không có vần,… được gọi là thơ văn xuôi. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện về cuộc trò chuyện của em với những người “trên mây” và “trong sóng” để bày tỏ tình cảm của em với mẹ. Và nhà thơ mượn câu chuyện của em để bày tỏ tình cảm yêu mến thiết tha đối với trẻ thơ, với thiên nhiên, với cuộc đời bình dị.

    Lưu ý: Nội dung soạn bài Mây và Sóng lớp 6 chỉ mang tính chất tham khảo!

    Soạn bài Mây và Sóng lớp 6 mới nhất? Mục tiêu của chương trình môn Ngữ văn lớp 6 là gì?

    Soạn bài Mây và Sóng lớp 6 mới nhất? Mục tiêu của chương trình môn Ngữ văn lớp 6 là gì? (Hình từ Internet)

    Mục tiêu chung của chương trình môn Ngữ văn là gì?

    Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định mục tiêu chung của Chương trình môn Ngữ văn như sau:

    - Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.

    - Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

    - Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

    - Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học:

    + Rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe;

    + Có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá;

    + Biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.

    Mục tiêu của chương trình môn Ngữ văn lớp 6 là gì?

    Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định mục tiêu của chương trình môn Ngữ văn lớp 6 như sau:

    - Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

    - Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu:

    + Phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản;

    + Viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

    - Phát triển năng lực văn học với yêu cầu:

    + Phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể;

    + Nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học;

    + Nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

    5