12:31 - 19/12/2024

Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 8 gồm những gì?

Tham khảo một số mẫu đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 8 gồm những gì?

Nội dung chính


    Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án?

    Dưới đây là một số mẫu đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức mà học sinh có thể tham khảo để chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới:

    MẪU ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 8 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

    Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    CỬA SÔNG

    Là cửa nhưng không then khóa

    Cũng không khép lại bao giờ

    Mênh mông một vùng sóng nước

    Mở ra bao nỗi đợi chờ.

    Nơi những dòng sông cần mẫn

    Gửi lại phù sa bãi bồi

    Để nước ngọt ùa ra biển

    Sau cuộc hành trình xa xôi.

    Nơi biển tìm về với đất

    Bằng con sóng nhớ bạc đầu

    Chất muối hòa trong vị ngọt

    Thành vũng nước lợ nông sâu.

    Nơi cá đối vào đẻ trứng

    Nơi tôm rảo đến búng càng

    Cần câu uốn cong lưỡi sóng

    Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

    Nơi con tàu chào mặt đất

    Còi ngân lên khúc giã từ

    Cửa sông tiễn người ra biển

    Mây trắng lành như phong thư.

    Dù giáp mặt cùng biển rộng

    Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

    Lá xanh mỗi lần trôi xuống

    Bỗng… nhớ một vùng núi non

    (theo Quang Huy)

    Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

    A. Bốn chữ

    B. Năm chữ

    C. Sáu chữ

    D. Bảy chữ

    Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

    Là cửa nhưng không then khóa

    Cũng không khép lại bao giờ

    Mênh mông một vùng sóng nước

    Mở ra bao nỗi đợi chờ

    A. Không then khóa, vùng sóng nước, mở ra

    B. Không then khóa, không khép lại, mở ra

    C. Không khéo lại, vùng sóng nước, mở ra

    D. Không khéo lại, vùng sóng nước, nỗi đợi chờ

    Câu 3. Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.” Nhận định trên đúng hay sai?

    A. Đúng

    B. Sai

    >>> Tải về mẫu đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án tham khảo.

    Lưu ý: Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án chỉ mang tính chất tham khảo.

    Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 8 gồm những gì?

    Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 8 gồm những gì? (Hình từ Internet)

    Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 8 gồm những gì?

    Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn 8 như sau:

    - Nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ tương đối thông dụng

    - Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ

    - Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng

    - Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: vô, hữu) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: vô tư, vô hình, hữu quan, hữu hạn)

    - Trợ từ, thán từ: đặc điểm và chức năng

    - Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng

    - Câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu khẳng định và câu phủ định: đặc điểm và chức năng

    - Biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ: đặc điểm và tác dụng

    - Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

    - Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng

    - Kiểu văn bản và thể loại

    + Văn bản tự sự: bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

    + Văn bản biểu cảm: thơ sáu chữ, bảy chữ; đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu, bảy chữ

    + Văn bản nghị luận: luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; bài thảo luận về một vấn đề của đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học

    + Văn bản thông tin: thông tin khách quan, ý kiến chủ quan và mục đích của văn bản; văn bản thuyết minh để giải thích một hiện tượng tự nhiên; bài giới thiệu một cuốn sách; văn bản kiến nghị

    - Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị

    - Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

    - Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,...

    Trường trung học được trang bị thiết bị giáo dục như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 41 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về thiết bị giáo dục trong trường trung học như sau:

    - Trường trung học được trang bị thiết bị giáo dục, tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục trong dạy học và giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    - Giáo viên có trách nhiệm sử dụng hiệu quả thiết bị giáo dục của nhà trường vào các hoạt động dạy học, giáo dục; khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học theo yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học, giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.

    13