12:28 - 19/12/2024

Yêu cầu cần đạt về năng lực chung đối với học sinh tiểu học ra sao?

Học sinh tiểu học cần đạt những yêu cầu nào đối với năng lực chung theo Thông tư 32?

Nội dung chính


    Năng lực chung là năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học đúng không?

    Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh như sau:

    *10 các năng lực cốt lõi của học sinh bao gồm:

    - Năng lực chung của học sinh:

    + Năng lực tự chủ và tự học

    + Năng lực giao tiếp và hợp tác

    + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

    - Năng lực đặc thù của học sinh

    + Năng lực ngôn ngữ

    + Năng lực tính toán

    + Năng lực khoa học

    + Năng lực công nghệ

    + Năng lực tin học

    + Năng lực thẩm mĩ

    + Năng lực thể chất

    *5 phẩm chất chủ yếu của học sinh các cấp bao gồm:

    - Yêu nước

    - Nhân ái

    - Chăm chỉ

    - Trung thực

    - Trách nhiệm

    Theo đó, năng lực chung cũng thuộc năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.

    >> Xem Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải (Lưu ý: Một số nội dung tại File này được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT)

    Năng lực chung được hình thành qua đâu?

    Theo Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi, trong đó:

    Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

    Yêu cầu cần đạt về năng lực chung đối với học sinh tiểu học ra sao?

    Yêu cầu cần đạt về năng lực chung đối với học sinh tiểu học ra sao? (Hình từ Internet)

    Học sinh tiểu học cần đạt những yêu cầu nào đối với năng lực chung theo Thông tư 32?

    Theo Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cụ thể yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học sinh tiểu học như sau:

    Năng lực

    Cấp tiểu học

    Năng lực tự chủ và tự học


    Tự lực

    Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.

    Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng

    Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiện một số quyền lợi và nhu cầu chính đáng.

    Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình

    - Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác.

    - Hoà nhã với mọi người; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác.

    - Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học và các việc khác.

    Thích ứng với cuộc sống

    - Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.

    - Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau.

    Định hướng nghề nghiệp

    - Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân.

    - Biết tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ được những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình.

    Tự học, tự hoàn thiện

    - Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học.

    - Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của thầy cô.

    - Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.

    - Có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt.

    Năng lực giao tiếp và hợp tác


    Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp

    - Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân.

    - Tiếp nhận được những văn bản về đời sống, tự nhiên và xã hội có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh như truyện tranh, bài viết đơn giản.

    - Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng.

    - Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp.

    Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn

    - Biết cách kết bạn và giữ gìn tình bạn.

    - Nhận ra được những bất đồng, xích mích giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau; biết nhường bạn hoặc thuyết phục bạn.

    Xác định mục đích và phương thức hợp tác

    Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

    Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân

    Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.

    Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác

    Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để đề xuất phương án phân công công việc phù hợp.

    Tổ chức và thuyết phục người khác

    Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.

    Đánh giá hoạt động hợp tác

    Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của thầy cô.

    Hội nhập quốc tế

    - Có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực và trên thế giới.

    - Biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế theo hướng dẫn của nhà trường.

    Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo


    Nhận ra ý tưởng mới

    Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.

    Phát hiện và làm rõ vấn đề

    Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.

    Hình thành và triển khai ý tưởng mới

    Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện.

    Đề xuất, lựa chọn giải pháp

    Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.

    Thiết kế và tổ chức hoạt động

    - Xác định được nội dung chính và cách thức hoạt động để đạt mục tiêu đặt ra theo hướng dẫn.

    - Nhận xét được ý nghĩa của các hoạt động.

    Tư duy độc lập

    Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng xung quanh; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót.

    13