Tuyến cao tốc rút ngắn thời gian TPHCM đi Đà Lạt xuống còn 3 tiếng

Tuyến cao tốc rút ngắn thời gian TPHCM đi Đà Lạt xuống còn 3 tiếng là cao tốc nào? Cao tốc này di chuyển từ TP HCM đến Đà Lạt sẽ rút ngắn từ 6 – 7 giờ xuống chỉ còn khoảng 3 giờ.

Mua bán nhà đất tại mới nhất tháng 07 / 2025

Nội dung chính

Tuyến cao tốc rút ngắn thời gian TPHCM đi Đà Lạt xuống còn 3 tiếng

Tuyến cao tốc rút ngắn thời gian TPHCM đi Đà Lạt xuống còn 3 tiếng đó là dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. 

Mục tiêu của dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương là đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 20.

Hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải Thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây - Liên Khương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Như vậy, khi toàn tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được hoàn thiện, thời gian di chuyển từ TP HCM đi Đà Lạt sẽ được rút ngắn từ 6 - 7 giờ xuống chỉ còn khoảng 3 giờ.

Tuyến cao tốc rút ngắn thời gian TPHCM đi Đà Lạt xuống còn 3 tiếng

Tuyến cao tốc rút ngắn thời gian TPHCM đi Đà Lạt xuống còn 3 tiếng (Hình từ Internet)

Các giai đoạn triển khai xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương - Tuyến cao tốc rút ngắn thời gian TPHCM đi Đà Lạt còn 3 

Dự án được triển khai làm 3 giai đoạn bao gồm: cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương.

(1) Giai đoạn 1: Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú

Theo Quyết định 1045/QĐ-TTg năm 2022 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành về Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (Giai đoạn 1) theo phương thức PPP thì đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây Tân Phú với tổng chiều dài khoảng 60,1 km.

- Điểm đầu tại Km0+000, giao với QL.1 tại Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai;

- Điểm cuối tại Km60+100 (qua vị trí giao cắt với QL.20 tại Km69+400), thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc).

- Địa điểm thực hiện dự án tại tỉnh Đồng Nai.

- Dự kiến thời gian thực hiện dự án: thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện Dự án từ năm 2021 đến năm 2025.

- Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT).

- Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án: 8.365,651 tỷ đồng (Bằng chữ: Tám nghìn ba trăm sáu mươi năm tỷ, sáu trăm năm mươi mốt triệu đồng).

(2) Giai đoạn 2: Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Tại Quyết định 1386/QĐ-TTg năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức PPP quy định đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) với tổng chiều dài khoảng 66 km.

- Trên địa phận tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km (đi qua huyện Tân Phú); tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (đi qua huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc).

- Điểm đầu Dự án tại Km60+100 (trùng với điểm cuối của Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

- Đíểm cuối Dự án tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

- Địa điểm thực hiện tại tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng.

- Thực hiện dự án từ năm 2021 - 2026; hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2026. 

- Dự kiến loại hợp đồng Dự án (giai đoạn phân kỳ): Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT).

- Sơ bộ tổng mức đầu tư (giai đoạn phân kỳ): 17.200 tỷ đồng (bằng chữ: Mười bảy ngàn hai trăm tỷ đồng).

(3) Giai đoạn 3: Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tại Quyết định 669/QĐ-UBND năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành về Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1) thì tổng chiều dài dự án khoảng 73,62 km. 

- Điểm đầu: Khoảng Km126+484,93 thuộc địa phận phường Lộc Phát, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Trùng điểm cuối cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc (Km125+675).

- Điểm cuối: Khoảng Km200+100, giao với cao tốc Liên Khương - Prenn (Km208+650) thuộc xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

- Địa điểm thực hiện dự án tại thành phố Bảo Lộc và các huyện: Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng. 

- Thực hiện thực hiện dự án: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022-2027; hoàn thành đưa vào khai thác Quý IV năm 2027.

- Phương thức đầu tư, loại hợp đồng dự: Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

- Tổng mức đầu tư: 17.718 tỷ đồng (Mười bảy nghìn, bảy trăm mười tám tỷ đồng).

Quy định về tổ chức quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc như thế nào?

Căn cứ tại Điều 53 Nghị định 165/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường bộ 2024và Điều 77 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định tổ chức quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc như sau:

Việc tổ chức quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định tại Điều 49 Luật Đường bộ 2024, quy định tại Nghị định này và các quy định sau:

(1) Đơn vị khai thác, bảo trì thực hiện công tác tuần đường để tuần tra, kiểm tra và theo dõi tổ chức giao thông, tai nạn giao thông, tình trạng công trình đường cao tốc; ứng dụng giao thông thông minh quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường cao tốc phát hiện kịp thời hư hỏng hoặc các hành vi xâm phạm công trình đường cao tốc, các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường cao tốc, hành lang an toàn đường cao tốc để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

(2) Người quản lý, sử dụng đường cao tốc thực hiện tuần kiểm để kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của tuần đường; kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc, xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp xử lý các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng đường cao tốc; tham gia cứu nạn, cứu hộ, xử lý giải quyết sự cố trên đường cao tốc.

(3) Các hạng mục công trình và thiết bị phải có quy trình vận hành khai thác như sau:

- Công trình hầm trên đường cao tốc có sử dụng các thiết bị thông gió, lọc bụi, kiểm soát môi trường, phòng cháy, chữa cháy, hệ thống điện và các thiết bị khác phục vụ khai thác, sử dụng;

- Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến;

- Công trình kiểm soát tải trọng xe;

- Các hạng mục, thiết bị khác do chủ đầu tư, người quản lý, sử dụng đường cao tốc quyết định.

(4) Đối với trường hợp đường cao tốc phân kỳ đầu tư được giải phóng mặt bằng theo quy mô làn xe quy hoạch, việc quản lý phần đất chưa xây dựng công trình như sau:

- Chủ đầu tư xây dựng có trách nhiệm quản lý, bảo vệ phần đất đã giải phóng mặt bằng trong giai đoạn đầu tư xây dựng; bàn giao phần đất đã giải phóng mặt bằng cho người quản lý, sử dụng đường cao tốc sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng;

- Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến;

- Công trình kiểm soát tải trọng xe;

- Các hạng mục, thiết bị khác do chủ đầu tư, người quản lý, sử dụng đường cao tốc quyết định.

(4) Đối với trường hợp đường cao tốc phân kỳ đầu tư được giải phóng mặt bằng theo quy mô làn xe quy hoạch, việc quản lý phần đất chưa xây dựng công trình như sau:

- Chủ đầu tư xây dựng có trách nhiệm quản lý, bảo vệ phần đất đã giải phóng mặt bằng trong giai đoạn đầu tư xây dựng; bàn giao phần đất đã giải phóng mặt bằng cho người quản lý, sử dụng đường cao tốc sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng;

- Người quản lý, sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm quản lý phần đất đã giải phóng mặt bằng.

saved-content
unsaved-content
428