Hướng dẫn đường đi đến chùa Quán Sứ? Giờ mở cửa chùa Quán Sứ Hà Nội
Nội dung chính
Hướng dẫn đường đi đến chùa Quán Sứ? Giờ mở cửa chùa Quán Sứ Hà Nội
Chùa Quán Sứ tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và lâu đời tại Hà Nội, được biết đến không chỉ vì giá trị tâm linh mà còn bởi vai trò quan trọng của nó trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Tọa lạc tại trung tâm Thủ đô, chùa Quán Sứ là điểm đến quen thuộc của nhiều Phật tử cũng như du khách trong và ngoài nước. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đường đi đến chùa Quán Sứ và thông tin giờ mở cửa cụ thể.
Chùa mở cửa hàng ngày từ 6h00 sáng đến 7h00 tối, kể cả cuối tuần hay ngày lễ. Vào những dịp đặc biệt như Tết Nguyên đán, ngày rằm, mùng 1 âm lịch, lượng người đến lễ chùa rất đông và thời gian mở cửa có thể linh hoạt để phục vụ Phật tử và du khách.
Dưới đây là hướng dẫn đường đi đến chùa Quán Sứ chi tiết bạn có thể tham khảo:
(1) Đi bằng phương tiện cá nhân:
Nếu bạn xuất phát từ Hồ Gươm hoặc khu phố cổ, hãy đi theo tuyến đường Tràng Thi - Quán Sứ hoặc từ Lý Thường Kiệt rẽ vào phố Quán Sứ. Chùa nằm ngay mặt đường, rất dễ nhận diện nhờ cổng tam quan lớn và kiến trúc cổ kính nổi bật.
- Từ khu vực Cầu Giấy, Ba Đình: có thể đi theo đường Nguyễn Thái Học - Trần Hưng Đạo - Quán Sứ hoặc đi qua Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Tràng Thi.
- Từ khu vực Đống Đa: theo hướng Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng - Cửa Nam - Tràng Thi - Quán Sứ.
(2) Đi bằng xe buýt công cộng:
Một số tuyến xe buýt dừng gần chùa Quán Sứ gồm:
- Tuyến 01 (Bến xe Gia Lâm - Bến xe Yên Nghĩa);
- Tuyến 32 (Nhổn - Giáp Bát);
- Tuyến 02 (Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa).
Bạn có thể xuống tại điểm dừng “Cửa Nam” hoặc “Quán Sứ - Trần Hưng Đạo” và đi bộ vài trăm mét để tới chùa.
* Trên đây là thông tin Hướng dẫn đường đi đến chùa Quán Sứ? Giờ mở của chùa Quán Sứ Hà Nội. Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo!
Lịch rước xá lợi Phật về chùa Quán Sứ
Ngày 13/5/2025 vào lúc 15h, xá lợi Phật sẽ được rước từ sân bay Nội Bài, đi qua các tuyến đường: Cầu Nhật Tân - Võ Chí Công - Đào Tấn - Kim Mã - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Trần Bình Trọng - Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô rồi an vị tại chùa Quán Sứ.
Đến 18h ngày 13/5/2025, nghi lễ cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm bắt đầu được tiến hành. Đoàn cung rước từ chùa Quán Sứ đi qua các tuyến phố: Lý Thường Kiệt - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng - Hồ Hoàn Kiếm - Bà Triệu - Lý Thường Kiệt và trở lại chùa Quán Sứ.
>> Xem thêm: Chiêm bái xá lợi Phật chùa Quán Sứ mấy giờ?
Hướng dẫn đường đi đến chùa Quán Sứ? Giờ mở của chùa Quán Sứ Hà Nội (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm vào Đại lễ Phật Đản không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 111. Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, ngày Đại lễ Phật Đản không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương theo quy định.
Trong trường hợp nếu ngày Đại lễ Phật Đản trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm. Tuy nhiên, người lao động cũng có thể chủ động xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày Đại lễ Phật đản (theo Điều 113, Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).