5 cây cầu sắp được xây dựng tại Quận 8 TPHCM

TPHCM sắp xây 5 cây cầu tại Quận 8 giúp giảm ùn tắc, kết nối giao thông khu Nam và trung tâm.

Nội dung chính

    5 cây cầu sắp được xây dựng tại Quận 8 TPHCM

    Dưới đây là thông tin 5 cây cầu sắp được xây dựng tại Quận 8 TPHCM

    (1) Cầu đường Bình Tiên

    Cầu được thiết kế dưới dạng cầu cạn (đường trên cao), dài khoảng 3,66 km, rộng từ 30 đến 40m, quy mô từ 4 đến 6 làn xe.

    Tuyến đường bắt đầu từ nút giao Bình Tiên - Phạm Văn Chí (Quận 6) và kết thúc tại đại lộ Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh).

    Dự kiến khởi công đầu năm 2026 và hoàn thành vào quý III/2027.

    (2) Cầu Rạch Cát

    Cầu mới sẽ thay thế hai cầu sắt tạm đã xuống cấp là cầu Rạch Cát (xây trước năm 1975) và cầu Rạch Cát 2 (xây năm 2014).

    Cầu bắt đầu từ đường An Dương Vương đến đường Lưu Hữu Phước, có tổng chiều dài hơn 1 km, trong đó phần cầu chính dài 261m, rộng 14m; đường dẫn dài 797m, rộng từ 20 - 28m.

    (3) Cầu Kênh Ngang số 1 nằm trên đường Hoài Thanh, dài 150m, rộng 10,5m

    (4) Cầu Kênh Ngang số 2  nối đường Hoài Thanh với Lưu Hữu Phước, dài 400m, rộng 10,5m

    (5) Cầu Kênh Ngang số 3 nằm trên đường Lưu Hữu Phước, dài 400m, rộng 10,5m

    5 cây cầu sắp được xây dựng tại Quận 8 TPHCM

    5 cây cầu sắp được xây dựng tại Quận 8 TPHCM (Hình từ Internet)

    Bảng giá đất ở mới nhất tại Quận 8 TPHCM hiện nay

    Ngày 21/10/2024, UBND TPHCM ban hành Quyết định 79/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020/QĐ-UBND quy định về Bảng giá đất trên địa bàn TPHCM, trong đó có quy định về bảng giá đất ở mới nhất tại Quận 8.

    Theo đó, bảng giá đất ở mới nhất tại Quận 8 TPHCM áp dụng từ ngày 31/10/2024 đến hết ngày 31/12/2025 như sau:

    Xem chi tiết: Bảng giá đất mới nhất tại Quận 8 TPHCM

    Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì?

    Căn cứ Điều 4 Luật Xây dựng 2014 bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm:

    - Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    - Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.

    - Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.

    - Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.

    - Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

    - Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng và công việc theo quy định của Luật Xây dựng 2014.

    - Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.

    - Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.

    - Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.

    Quy định giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng

    Căn cứ tại Điều 8 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng như sau:

    - Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn như sau:

    + Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt;

    + Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.

    - Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn đầu tư công, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng.

    Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng.

    saved-content
    unsaved-content
    320