Tổ chức thi công sửa chữa hư hỏng công trình đường bộ khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện ra sao?

Quy định về việc cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi công sửa chữa hư hỏng công trình đường bộ khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Tổ chức thi công sửa chữa hư hỏng công trình đường bộ khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện ra sao?

    Tổ chức thi công sửa chữa hư hỏng công trình đường bộ, khắc phục hậu quả thiên tai được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó: 

    - Trường hợp thiệt hại nhỏ và vừa, như: cột điện, cây to đổ ngang đường có kích thước đường kính ≤ 30 cm, sạt lở ta luy âm, bề rộng mặt đường còn lại ít nhất 4 m, đất đá lấp mặt đường một vị trí không quá 100 m3 thì nhà thầu được giao thi công chủ động tổ chức lực lượng sửa chữa để thông xe tạm, sau đó hoàn thiện cho thông xe bình thường;

    Hệ thống thoát nước bị hư hỏng, nền đường, mặt đường bị xói, sụt, lún võng cục bộ, ổ gà, sình lún gây mất an toàn giao thông, phải có biện pháp khắc phục ngay để lưu thông xe một cách an toàn. Tùy theo từng tình huống cụ thể để có phương án xử lý và sử dụng vật liệu cho phù hợp thực tế công trình hoặc hoàn trả lại bằng lớp kết cấu tương đương;

    Hệ thống báo hiệu đường bộ, công trình phụ trợ bị hư hỏng phải được khôi phục ngay để hướng dẫn, bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn.

    - Trường hợp thiệt hại lớn (sạt lở toàn bộ bề rộng nền đường, đất đá lấp kín nền, mặt đường với khối lượng lớn, sập cầu nhỏ, trôi cống, đứt một đoạn đường, nước ngập cao), theo phạm vi quản lý, Cơ quan quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án, Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ phải trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc sửa chữa, điều động đơn vị trực thuộc, lựa chọn bổ sung đơn vị thi công có năng lực đến phối hợp cùng thi công, điều động nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng cần thiết đến hiện trường để: phân luồng bảo đảm giao thông, mở đường tránh cục bộ để thông xe tạm (đối với những nơi không có các tuyến tránh); sửa chữa hư hỏng cầu, cống hoặc bắc cầu tạm để thông xe tuyến chính, thi công san, lấp, gạt ủi đất, đá sạt lở để thông xe an toàn. Trường hợp sụt, lở ta luy âm, dùng kè rọ thép đá hộc và đắp nền đường bằng vật liệu phù hợp hoặc thi công mở đường vào phía ta luy dương (tùy theo địa hình nếu có thể được) hoặc sử dụng phương án khắc phục, sửa chữa với vật liệu phù hợp điều kiện thực tế của địa bàn, bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả;

    - Trường hợp thiệt hại rất lớn, kỹ thuật phức tạp (sập hầm, trôi sập cầu trung trở lên) thì theo phạm vi quản lý, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lý dự án phải trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc ứng cứu, sửa chữa; trước khi sửa chữa công trình, phải tổ chức phân luồng từ xa trên các tuyến tránh hoặc xây dựng đường tránh cục bộ để thông xe tạm.

    Trên đây là tư vấn về tổ chức thi công sửa chữa hư hỏng công trình đường bộ, khắc phục hậu quả thiên tai. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 03/2019/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

    16