Làm thế nào để Bản án dân sự có hiệu lực pháp luật được đưa vào thi hành?

Khi người dân đã có Bản án (dân sự) có hiệu lực pháp luật mà chính quyền vẫn không chịu thi hành thì người dân có thể đặt vấn đề với Cơ quan nhà nước nào để Bản án được thi hành?

Nội dung chính

    Làm thế nào để Bản án dân sự có hiệu lực pháp luật được đưa vào thi hành?

    Theo quy định pháp luật, sau khi có bản án dân sự có hiệu lực pháp luật, nếu bên có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì cơ quan có thẩm quyền thi hành bản án dân sự có hiệu lực pháp luật là cơ quan Thi hành án dân sự. Ở đây chúng tôi không rõ gia đình bạn đã làm đơn yêu cầu thi hành án hay chưa.

    - Nếu đã có đơn yêu cầu thi hành án rồi thì bạn cần chú ý xem đã có quyết định thi hành án chưa, đã có biên bản bàn giao tài sản… hay chưa. Căn cứ vào những văn bản đó cơ quan địa chính sẽ thực hiện việc điểu chỉnh những thay đổi về nhà đất cho gia đình bạn.

    - Nếu đã có đơn yêu cầu thi hành án rồi nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa cưỡng chế thi hành án thì gia đình bạn có quyền khiếu nại cơ quan thi hành án.

    - Nếu gia đình bạn chưa làm đơn yêu cầu thi hành án thì bạn cần lưu ý vấn đề thời hiệu yêu cầu thi hành án. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

    Theo Điều 30, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

    Đối với quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành hoặc đã thi hành một phần thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành.

    Về thẩm quyền thi hành án dân sự:

    Theo khoản 1, Điều 35, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì cơ quan thi hành án cấp huyện sẽ có thẩm quyền thi hành đối với bản án, quyết định của Giám đốc thẩm của Toà án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành dân sự cấp huyện có trụ sở.

    Trong trường hợp nếu thấy cần thiết, bản án, quyết định của Giám đốc thẩm nêu trên có thể chuyển giao cho cơ quan thi hành dân sự cấp tỉnh.

    Hiện nay cơ quan thi hành án cấp huyện là Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cơ quan thi hành án cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Về việc ra quyết định thi hành án:

    Theo khoản 1, Điều 36, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, thì trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải chủ động ra quyết định đối với phần bản án, quyết định sau đây:

    (a)-Hình phạt tiền, truy thu thiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;

    (b)- Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;

    (c)- Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản cho đương sự;

    (d)- Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;

    Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành.

    Ngoài những trường hợp theo khoản 1, Điều 36 nêu trên, Thủ trưởng cơ quan thi hành dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.

    Đương sự (bao gồm người được thi hành và người phải thi hành án) có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành thông qua các hình thức: Nộp đơn trực tiếp hoặc gửi đơn qua bưu điện hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự. Việc yêu cầu thi hành án phải kèm theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

     

     

     

     

    8