Chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai có trái theo quy định của pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai có trái theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
Riêng đối với trường hợp lao động nữ mang thai, Khoản 3 Điều 37 Bộ luật này đồng thời xác định: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt lao động với người lao động nữ mang thai.
Quy định này có được hiểu là mọi trường hợp lao động nữ mang thai, doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với họ hay không?
Câu trả lời là KHÔNG?
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi,...
Kết hợp hai quy định này với nhau, ta thấy, doanh nghiệp chỉ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do mang thai chứ không phải trong mọi trường hợp.
Do đó, trong trường hợp nhân viên nữ đang mang thai của công ty chị thường xuyên bị đánh giá là không hoàn thành công việc làm ảnh hưởng công việc chung thì doanh nghiệp hoàn toàn có cơ sở để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động này.
Thiết nghĩ đây là một quy định hợp lý khi vừa đảm bảo được quyền lợi của lao động nữ mang thai và quyền lợi của doanh nghiệp.
Lưu ý: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn, doanh nghiệp phải báo trước cho người lao động ít nhất là 45 ngày.
Trân trọng!