Chính thức danh sách 28 tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 60

Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, trong đó chính thức đồng ý danh sách 28 tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh.

Nội dung chính

Chính thức danh sách 28 tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 60

Ngày 12/4/2025 Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW về Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trưng ương Đảng khóa XIII.

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội, sau khi xem xét và thảo luận các tờ trình, đề án và báo cáo của Bộ Chính trị, căn cứ kết quả biểu quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Nghị quyết 60-NQ/TW đã nêu rõ danh sách 28 tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh.

Cụ thể, tại Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố về trung tâm chính trị -  hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW đã liệt kê 28 tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh bao gồm:

* Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập

1. Tỉnh Lai Châu. 

2. Tỉnh Điện Biên. 

3. Tỉnh Sơn La. 

4. Tỉnh Lạng Sơn. 

5.  Tỉnh Quảng Ninh. 

6. Tỉnh Thanh Hoá. 

7. Tỉnh Nghệ An. 

8. Tỉnh Hà Tĩnh. 

9. Tỉnh Cao Bằng. 

* Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất 

10. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay. 

11. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay. 

12. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 

13. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay, 

14. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.

15. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.  

16. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay. 

17. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay. 

18. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. 

19. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định. 

20. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay. 

21. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay. 

22. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

23. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay. 

24. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

25. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay. 

26. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang. 

27. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay. 

28. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

*Trên đây là nội dung "Chính thức danh sách 28 tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 60".

Lưu ý:Nghị quyết 60-NQ/TW đã chính thức chốt việc sáp nhập còn 34 tỉnh thành (gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung). Tuy nhiên, tên gọi và trung tâm hành chính của 28 tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 60 vẫn đang được lấy ý kiến, chưa chính thức chốt tên và trung tâm hành chính của các tỉnh mới sau sáp nhập.

>>> Có bản đồ 34 tỉnh thành Việt Nam sau khi sáp nhập tỉnh 2025 chưa?

Chính thức danh sách 28 tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 60

Chính thức danh sách 28 tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 60 (Hình từ Internet)

Có phải làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh không?

Tại khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023 nêu rõ các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:

- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Căn cước 2023;

- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;

- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;

- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;

- Xác lập lại số định danh cá nhân;

- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

Như vậy, khi có sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện thì cấp đổi thẻ căn cước theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính. 

Do đó, tính tới thời điểm hiện tại, khi sáp nhập tỉnh thì việc cấp đổi thẻ căn cước chỉ thực hiện khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

saved-content
unsaved-content
2844