Xã Tân An tỉnh Đồng Nai mới được sáp nhập từ các xã nào?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Xã Tân An tỉnh Đồng Nai mới được sáp nhập từ các xã nào? Chính quyền địa phương cấp xã được quy định ra sao?

Nội dung chính

Xã Tân An tỉnh Đồng Nai mới được sáp nhập từ các xã nào?

Ngày 16/6/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 1662/NQ-UBTVQH15 năm 2025 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai năm 2025.

Căn cứ khoản 37 Điều 1 Nghị quyết 1662/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai
[...]
35. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thanh Sơn và xã Phú Sơn (huyện Tân Phú), xã Phú Bình, xã Phú Lâm thành xã mới có tên gọi là xã Phú Lâm.
36. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Vĩnh An, xã Mã Đà và xã Trị An thành xã mới có tên gọi là xã Trị An.
37. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vĩnh Tân và xã Tân An thành xã mới có tên gọi là xã Tân An.
38. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Minh Thắng, Minh Lập và Nha Bích thành xã mới có tên gọi là xã Nha Bích.
39. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phước An và xã Tân Lợi (huyện Hớn Quản), xã Quang Minh, xã Tân Quan thành xã mới có tên gọi là xã Tân Quan.
40. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Tân Hưng (huyện Hớn Quản), An Khương và Thanh An thành xã mới có tên gọi là xã Tân Hưng.
[...]

Như vậy, từ 1/7/2025 xã Tân An tỉnh Đồng Nai mới được sáp nhập từ xã Vĩnh Tân và xã Tân An.

Xã Tân An tỉnh Đồng Nai mới được sáp nhập từ các xã nào?

Xã Tân An tỉnh Đồng Nai mới được sáp nhập từ các xã nào? (Hình từ Internet)

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính quyền địa phương cấp xã được quy định ra sao?

Căn cứ tiết 1.5 tiểu mục 4 Mục V Phần thứ hai Đề án Ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định như sau:

V. TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
[...]
(4) Trung tâm phục vụ hành chính công
[...]
1.5. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã
Đối với cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Là cấp cao nhất trong hệ thống tổ chức chính quyền địa phương, là nơi chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền Trung ương. Cấp tỉnh có địa vị pháp lý rất quan trọng, có các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền bao quát một địa bàn dân cư rộng lớn (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) với các đặc điểm, đặc thù, tính chất và yêu cầu quản lý rất đa dạng. Vì vậy, đòi hỏi phải có một mô hình tổ chức thích hợp với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và khả năng quản lý, điều hành, nhằm giúp Trung ương quản lý theo địa bàn lãnh thổ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội tại mỗi tỉnh, thành phố, đảm bảo thực hiện hiệu quả các thể chế, chính sách, pháp luật thống nhất từ trung ương đến địa phương trên phạm vi cả nước. Theo đó, cấp tỉnh vừa là cấp thực hiện chính sách (từ Trung ương), vừa là cấp ban hành chính sách trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Đối với cấp xã (xã, phường, đặc khu): Là cấp chính quyền sát dân nhất, gắn bó mật thiết với Nhân dân, đại diện trực tiếp cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích của Nhân dân, đồng thời là nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động quản lý, điều hành các công việc hành chính và trực tiếp tổ chức thực hiện các thể chế, chính sách, pháp luật của Trung ương và chính quyền địa phương cấp tỉnh tại địa bàn cấp xã. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền địa phương cấp xã cần được xây dựng và quy định phù hợp theo hướng chủ yếu là Cấp thực hiện chính sách (từ trung ương và cấp tỉnh), được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành pháp luật và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp xã trên địa bàn.
[...]

Theo đó, chính quyền địa phương cấp xã, bao gồm xã, phường và đặc khu, được quy định như sau:

- Là cấp chính quyền sát dân nhất, trực tiếp gắn bó với Nhân dân và đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân tại địa phương.

- Trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động:

+ Quản lý hành chính, điều hành công việc tại địa bàn cấp xã.

+ Thực hiện các thể chế, chính sách và pháp luật của Trung ương và cấp tỉnh tại cơ sở.

- Chức năng chính của cấp xã (kể cả đặc khu):

+ Chủ yếu là cấp thực hiện chính sách từ Trung ương và chính quyền cấp tỉnh.

+ Được ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền.

+ Được quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý tại địa bàn cấp xã.

- Việc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền cấp xã, bao gồm đặc khu, phải được xây dựng phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ Nhân dân.

Như vậy, chính quyền đặc khu cấp xã có địa vị pháp lý và chức năng tương tự xã, phường nhưng sẽ được thiết kế tổ chức và quy định nhiệm vụ phù hợp với tính chất đặc biệt của đặc khu - như tính chiến lược, biên giới, biển đảo, hoặc vị trí phát triển kinh tế đặc biệt.

Sắp xếp 04 đơn vị hành chính cấp xã với nhau thành 01 phường mới thì miễn xem xét gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định như sau:

Điều 5. Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp
[...]
2. Trường hợp sắp xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét định hướng về tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.
[...]

Như vậy, trường hợp sắp xếp 04 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 phường mới thì không phải xem xét định hướng về tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.

saved-content
unsaved-content
1