Nghị định 168 có bãi bỏ Nghị định 100 và Nghị định 123 không?
Nội dung chính
Nghị định 168 có bãi bỏ Nghị định 100 và Nghị định 123 không?
Căn cứ theo Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 123/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 52. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng
...
8. Bãi bỏ một số điểm, khoản, điều sau đây:
a) Bãi bỏ khoản 1 Điều 3;
b) Bãi bỏ điểm b, điểm e, điểm g, điểm k, điểm l, điểm m, điểm q, điểm r, điểm t, điểm u, điểm v, điểm x, điểm y khoản 2 Điều 4;
c) Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 4a;
d) Bãi bỏ Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
đ) Bãi bỏ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm a, điểm đ khoản 3; điểm c, điểm d khoản 5; điểm e, điểm g, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 12;
e) Bãi bỏ Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22;
g) Bãi bỏ điểm a khoản 1; khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm m, điểm n khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm p, điểm q khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 7a Điều 23;
h) Bãi bỏ khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 8a; khoản 9 Điều 24;
i) Bãi bỏ Điều 25, Điều 26, Điều 27;
k) Bãi bỏ khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm a khoản 3; điểm a, điểm e, điểm g, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm m, điểm o, điểm p khoản 6; điểm đ, điểm h, điểm i khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 10; điểm c, điểm d, điểm i khoản 11 Điều 28;
l) Bãi bỏ Điều 29, Điều 30, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38;
m) Bãi bỏ điểm a, điểm đ, điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm l khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm n, điểm p, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 74;
n) Bãi bỏ điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm n khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5; khoản 8; khoản 10; khoản 12 Điều 80;
o) Bãi bỏ điểm b, điểm g, điểm h, điểm i khoản 1; khoản 6 Điều 81;
p) Bãi bỏ khoản 1, khoản 3 Điều 82.
9. Bỏ một số cụm từ tại các điểm, khoản, điều sau đây:
a) Bỏ cụm từ “camera”, cụm từ “dây an toàn” và cụm từ “thiết bị giám sát hành trình” tại điểm p khoản 2 Điều 4;
b) Bỏ cụm từ “điểm a” tại điểm c khoản 1 Điều 4a;
c) Bỏ cụm từ “Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo;” và cụm từ “, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này” tại điểm b khoản 5 Điều 12;
d) Bỏ cụm từ “Điều 9, Điều 10, Điều 11,” tại điểm đ khoản 3, cụm từ “Điều 32, Điều 34;” tại điểm k khoản 3, cụm từ “điểm a khoản 2 Điều 16; điểm a khoản 6 Điều 23; điểm a khoản 2 Điều 32” tại khoản 3a và cụm từ “Điểm a khoản 1,” tại điểm g khoản 4 Điều 74.
Như vậy, Nghị định 168 không bãi bỏ hoàn toàn Nghị định 100 và Nghị định 123 mà chỉ bãi bỏ các điều khoản như trên.
>>> Xem thêm: Tung tin sẽ bãi bỏ Nghị định 168 về mức phạtgiao thông: Coi chừng đi tù
Nghị định 168 có bãi bỏ nghị định 100 và nghị định 123 không? (Hình từ Internet)
Nghị định 168 tăng nhiều mức phạt giao thông
(1) Đối với xe máy
STT | Lỗi vi phạm | Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP | Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
---|---|---|---|
1 | Vượt đèn đỏ, đèn vàng | 800.000 - 01 triệu đồng | 04 - 06 triệu đồng |
2 | Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | 04 - 05 triệu đồng | 06 - 08 triệu đồng |
3 | Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | 06 - 08 triệu đồng | 08 - 10 triệu đồng |
4 | Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h | 04 - 05 triệu đồng | 06 - 08 triệu đồng |
5 | Điều khiển xe mô tô đi vào đường cao tốc | 02 - 03 triệu đồng | 04 - 06 triệu đồng |
6 | Đi ngược chiều của đường một chiều; chạy xe lên vỉa hè | 01 - 02 triệu đồng | 04 - 06 triệu đồng |
7 | Điều khiển xe lạng lách, đánh võng | 06 - 08 triệu đồng | 08 - 10 triệu đồng |
8 | Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất | 06 - 08 triệu đồng | 08 - 10 triệu đồng |
(2) Đối với ô tô
STT | Lỗi vi phạm | Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP | Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
---|---|---|---|
1 | Vượt đèn đỏ, đèn vàng | 04 - 06 triệu đồng | 18 - 20 triệu đồng |
2 | Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” | 04 - 06 triệu đồng | 18 - 20 triệu đồng |
3 | Không giảm tốc độ (hoặc dừng lại) và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau | 800.000 đồng – 01 triệu đồng | 04 - 06 triệu đồng |
4 | Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ, xe lăn tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ | 300.000 - 400.000 đồng | 04 - 06 triệu đồng |
5 | Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông | 400.000 - 600.000 đồng | 20 - 22 triệu đồng |
6 | Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc có chằng buộc nhưng không bảo đảm an toàn theo quy định | 600.000 - 800.000 đồng | 18 - 22 triệu đồng |
7 | Không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông | 04 - 06 triệu đồng | 18 - 20 triệu đồng |
8 | Cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thực thi công vụ | 04 - 06 triệu đồng | 35 - 37 triệu đồng |
9 | Lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường | 10 - 12 triệu đồng | 40 - 50 triệu đồng |
10 | Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | 16 - 18 triệu đồng | 18 - 20 triệu đồng |
11 | Chạy quá tốc độ trên 35km/h | 10 - 12 triệu đồng | 12 - 14 triệu đồng |
12 | Điều khiển xe ô tô gắn biển số không rõ chữ, số (không gắn đủ biển số, che dán biển số, biển số bị bẻ cong, che lấp, làm thay đổi chữ, số, màu sắc…) hoặc gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp | 04 - 06 triệu đồng | 20 - 26 triệu đồng |
13 | Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ | 02 - 03 triệu đồng | 04 - 06 triệu đồng |
14 | Điều khiển xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ đi vào đường cao tốc | 12 - 14 triệu đồng | |
15 | Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định | 10 - 12 triệu đồng | 10 - 12 triệu đồng |
16 | Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc | 16 - 18 triệu đồng | 30 - 40 triệu đồng |
17 | Lùi xe trên đường cao tốc | 16 - 18 triệu đồng | 30 - 40 triệu đồng |
18 | Quay đầu xe trên đường cao tốc | 10 - 12 triệu đồng | 30 - 40 triệu đồng |
Hình thức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ theo Nghị định 168
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ theo Nghị định 168 bao gồm:
- Phạt tiền;
- Tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Lưu ý: Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng là hình thức xử phạt chính tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.