Khu đô thị lấn biển Cần Giờ Vingroup khởi công trước 30 04 2025?

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Khu đô thị lấn biển Cần Giờ Vingroup khởi công trước 30 04 2025? Quyết định 340 phê duyệt quy hoạch dự án lấn biển Cần Giờ?

Nội dung chính

    Phê duyệt quy hoạch dự án lấn biển Cần Giờ theo Quyết định 340 

    Ngày 24/1/2025, Quyết định 340/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho dự án lấn biển Cần Giờ (huyện Cần Giờ), bao gồm 4 phân khu như sau: 

    (1) Vị trí: 

    Dự án lấn biển Cần Giờ nằm tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, thuộc phạm vi 2.870 ha đã được quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 từ năm 2018. Dự án được định hướng phát triển thành khu đô thị biển kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị (M.I.C.E), đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, khách sạn, và các công trình công cộng.

    (2) Chi tiết quy mô các phân khu:

    Phân khu A (953 ha): Khu sinh thái kết hợp dịch vụ du lịch, chia thành 8 khu, gồm 4 đơn vị ở (A1, A3, A4, A6) và 4 khu chức năng.

    Phân khu B (659 ha): Khu dân cư, nghỉ dưỡng, dịch vụ công cộng (y tế, giáo dục, thương mại), chia thành 4 đơn vị ở (B1-B4) với dân số dự kiến 75.000 người và 1 khu du lịch nghỉ dưỡng (B5).

    Phân khu C (318 ha): Trung tâm tài chính, thương mại, văn phòng, nhà ở hiện đại, gồm 6 đơn vị ở (C1-C6), dân số tối đa 41.364 người.

    Phân khu D (480 ha) và E (458 ha): Khu thương mại, nghỉ dưỡng cao cấp và mặt nước, cây xanh. Phân khu D gồm 4 đơn vị ở và 2 khu chức năng (D2 và E1).

    (3) Quy mô dân số: 

    Dự kiến tối đa 228.506 người, với khoảng 8,88 triệu lượt khách du lịch/năm.

    Dự án lấn biển Cần Giờ được đánh giá phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 và Nghị quyết 12-NQ/TU của Thành ủy TP.HCM về phát triển huyện Cần Giờ. UBND TP.HCM đã giao các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm lập, thẩm định và công khai đồ án quy hoạch trong vòng 15 ngày kể từ ngày phê duyệt để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

    Khu đô thị lấn biển Cần Giờ Vingroup khởi công trước 30 04 2025?

    Tập đoàn Vingroup đặt mục tiêu khởi công khu đô thị lấn biển Cần Giờ với quy mô lên đến 2.870ha trước 30 4 2025. Đại diện Vingroup nêu ra nội dung này trong cuộc gặp với lãnh đạo TP. HCM ngày 6/3 vừa qua.

    Khu đô thị lấn biển Cần Giờ tọa lạc tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Dự án có diện tích lập quy hoạch khoảng 2.870 ha, gồm 4 phân khu A, B, C và D-E, tổng mức đầu tư gần 9 tỷ USD, quy mô dân số gần 230.000 người, có khả năng đón 8-9 triệu lượt du khách mỗi năm. Mục tiêu phát triển dự án thành khu đô thị du lịch biển, nghỉ dưỡng, đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở và khách sạn. 

    Theo quy hoạch TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Cần Giờ sẽ trở thành đô thị sinh thái, bảo tồn khu dự trữ sinh quyển, tập trung phát triển kinh tế biển, đặc biệt là cảng trung chuyển và khu thương mại tự do; vận tải logistics, du lịch, đô thị sinh thái biển và năng lượng tái tạo. Ngoài dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ, TP.HCM tới đây còn mời gọi đầu tư có dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. 

    Khu đô thị lấn biển Cần Giờ Vingroup khởi công trước 30 04 2025? (hình từ internet)

    Khu đô thị lấn biển Cần Giờ Vingroup khởi công trước 30 04 2025? (hình từ internet)

    Dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư có hoạt động lấn biển là dự án gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 72 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng; thi công, nghiệm thu công trình xây dựng của dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư
    1. Dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư có hoạt động lấn biển là dự án đầu tư xây dựng gồm tập hợp các giải pháp, đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động san lấp, lấn biển, xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng nhằm tạo quỹ đất sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
    Các hoạt động đầu tư xây dựng công trình để điều, phòng, chống thiên tai gồm: đê, kè chống sạt lở, giảm sóng, gây bồi tạo bãi, trồng rừng ngập mặn; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền; công trình chỉnh trị cửa sông không là hoạt động lấn biển. Việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án phòng, chống thiên tai mà không phải là dự án lấn biển được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Việc quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất hình thành do bồi tụ sau khi xây dựng công trình thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
    ...

    Như vậy, dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư có hoạt động lấn biển là dự án đầu tư xây dựng, bao gồm tập hợp các giải pháp, đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện hoạt động san lấp, lấn biển, xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

    saved-content
    unsaved-content
    295