Nghị định 168 bãi bỏ những quy định nào trong Nghị định 100?
Nội dung chính
Nghị định 168 bãi bỏ những quy định nào trong Nghị định 100?
Căn cứ khoản 8 Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định về việc bãi bỏ một số quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
(1) Bãi bỏ khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(2) Bãi bỏ điểm b, điểm e, điểm g, điểm k, điểm l, điểm m, điểm q, điểm r, điểm t, điểm u, điểm v, điểm x, điểm y khoản 2 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(3) Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 4a Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(4) Bãi bỏ Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(5) Bãi bỏ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm a, điểm đ khoản 3; điểm c., điểm d khoản 5; điểm e, điểm g, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(6) Bãi bỏ Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(7) Bãi bỏ điểm a khoản 1; khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm m, điểm n khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm p, điểm q khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 7a Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(8) Bãi bỏ khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 8a; khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(9) Bãi bỏ Điều 25, Điều 26, Điều 27 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(10) Bãi bỏ khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm a khoản 3; điểm a, điểm e, điểm g, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm m, điểm o, điểm p khoản 6; điểm đ, điểm h, điểm i khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 10; điểm c, điểm d, điểm i khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(11) Bãi bỏ Điều 29, Điều 30, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(12) Bãi bỏ điểm a, điểm đ, điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm l khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm n, điểm p, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(13) Bãi bỏ điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm n khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5; khoản 8; khoản 10; khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(14) Bãi bỏ điểm b, điểm g, điểm h, điểm i khoản 1; khoản 6 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
(15) Bãi bỏ khoản 1, khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Nghị định 168 bãi bỏ những quy định nào trong Nghị định 100? (Hình từ Internet)
Những hành vi trong Nghị định 168 có hiệu lực từ năm 2026?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định tại điểm m khoản 3 Điều 6, điểm e khoản 4 Điều 26, điểm b khoản 1 Điều 27 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026; quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Nghị định này có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Dựa theo quy định trên thì những hành vi trong Nghị định 168 có hiệu lực năm 2024 gồm:
(1) Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô ngồi cùng hàng ghế với người lái xe (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế) hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định;
(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh tiểu học không có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc không có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.
(3) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh, xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh tiểu học không có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc không có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định gì?
Tại Điều 1 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
(1) Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
- Hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính;
- Thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
(2) Mức trừ điểm giấy phép lái xe đối với từng hành vi vi phạm hành chính; trình tự, thủ tục, thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe.
Lưu ý: Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà không quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.