08:35 - 14/11/2024

Hướng dẫn phân biệt thu nhập chịu thuế TNCN và thu nhập tính thuế TNCN?

Xin hướng dẫn giúp tôi cách phân biệt thu nhập chịu thuế TNCN và thu nhập tính thuế TNCN?

Nội dung chính

    Hướng dẫn phân biệt thu nhập chịu thuế TNCN và thu nhập tính thuế TNCN?

    Tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, thu nhập chịu thuế TNCN và thu nhập tính thuế TNCN được phân biệt như sau:

    Nội dung phân biệt

    Thu nhập tính thuế TNCN

    Thu nhập chịu thuế TNCN

    Khái niệm

    Là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trừ các khoản đóng góp BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ

    Là cơ sở để xác định thu nhập tính thuế, từ thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế sẽ tính được số thuế phải nộp.

    Hiện nay có các loại thu nhập chịu thuế TNCN như sau:

    - Thu nhập từ kinh doanh

    - Thu nhập từ tiền lương, tiền công

    - Thu nhập từ đầu tư vốn

    - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

    - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

    - Thu nhập từ trúng thưởng

    - Thu nhập từ bản quyền

    - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

    - Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

    - Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

     

    Cách tính

    Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế - Các khoản miễn, giảm, trừ đi trong thu nhập chịu thuế

    Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế

    Kỳ tính thuế TNCN theo năm được áp dụng đối với thu nhập nào của cá nhân cư trú?

    Tại Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có quy định về kỳ tính thuế như sau:

    Kỳ tính thuế

    1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:

    a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;

    b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;

    c) Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

    2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

    Như vậy, kỳ tính thuế TNCN theo năm được áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

    Có được hoàn thuế TNCN trong trường hợp đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế không?

    Tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định về quản lý thuế và hoàn thuế như sau:

    Quản lý thuế và hoàn thuế

    1. Việc đăng ký thuế, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và các biện pháp quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    2. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:

    a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;

    b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;

    c) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Như vậy, người lao động được hoàn thuế TNCN trong các trường hợp hợp sau:

    - Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;

    - Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;

    - Trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Do đó, khi người lao động đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế thì sẽ được hoàn thuế TNCN.

    22