Đất trồng trọt là đất gì? Đất trồng trọt có chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp không?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Đất trồng trọt là đất gì? Đất trồng trọt có chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp không? Đất trồng cây hằng năm có được tách thửa đất hay không?

Nội dung chính

    Đất trồng trọt là đất gì? Đất trồng trọt có chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp không?

    Căn cứ Điều 2 Nghị định 74-CP năm 1993 quy định như sau:

    Điều 2. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
    1. Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.
    Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc... hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..
    Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa...
    Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
    2. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.
    3. Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.
    Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

    Như vậy, đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ và chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp.

    Đất trồng trọt là đất gì? Đất trồng trọt có chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp không?

    Đất trồng trọt là đất gì? Đất trồng trọt có chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp không? (Hình từ Internet)

    Đất trồng cây hằng năm có được tách thửa đất hay không?

    Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Điều 9. Phân loại đất
    1. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
    2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
    b) Đất trồng cây lâu năm;
    c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
    d) Đất nuôi trồng thủy sản;
    đ) Đất chăn nuôi tập trung;
    e) Đất làm muối;
    g) Đất nông nghiệp khác.
    [...]

    Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP thì đất trồng cây hằng năm là đất trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả cây hằng năm được lưu gốc.

    Như vậy, đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả cây hằng năm được lưu gốc. Và đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác.

    Tuy nhiên, đối chiếu với quy định về điều kiện tách thửa đất theo Điều 220 Luật Đất đai 2024 thì quy định hiện hành không có quy định nào cấm tách thửa đất trồng cây hàng năm.

    Như vậy, người sử dụng đất trồng cây lâu năm có thể thực hiện thủ tục tách thửa đất trồng cây hàng năm nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện tách thửa theo quy định pháp luật.

    Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng sẽ bị Nhà nước thu hồi đất đúng không?

    Căn cứ khoản 7 Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Điều 81. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
    1. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
    2. Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
    3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
    4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.
    5. Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.
    6. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
    7. Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
    [...]

    Như vậy, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt thì sẽ bị Nhà nước thu hồi đất.

    Cụ thể, đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    Lưu ý: không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng.
    saved-content
    unsaved-content
    1