17:23 - 09/07/2025

Phường Nguyễn Cư Trinh Quận 1 sau sáp nhập thuộc phường nào?

Phường Nguyễn Cư Trinh Quận 1 sau sáp nhập thuộc phường nào? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân theo Luật tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?

Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh

Xem thêm nhà đất tại Hồ Chí Minh

Nội dung chính

    Phường Nguyễn Cư Trinh Quận 1 sau sáp nhập thuộc phường nào?

    Phường Nguyễn Cư Trinh tọa lạc ở phía tây nam Quận 1 cũ, với diện tích chỉ khoảng 0,77 km² và dân số gần 21.000 người, là một trong những phường trung tâm nội thành có mật độ cư dân cao đến hơn 27.000 người/km²

    - Phía đông giáp các phường Phạm Ngũ Lão và Cô Giang

    - Phía tây giáp phường 2, phường 3 và phường 4, quận 5

    - Phía nam giáp phường Cầu Kho

    - Phía bắc giáp phường 2 và phường 5, quận 3 và phường Phạm Ngũ Lão.

    Năm 2025, theo khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ‑UBTVQH15phường Nguyễn Cư Trinh đã được sáp nhập vào phường Cầu Ông Lãnh chính thức bắt đầu hoàn động từ 1/7/2025.

    Quy hoạch này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đô thị, đồng thời thúc đẩy phát triển hạ tầng và dịch vụ khu vực.

    Một số dự án bất động sản nổi bật tại Phường Nguyễn Cư Trinh

    - Lancaster Nguyễn Trãi Tower tại số 230 Nguyễn Trãi, dự án cao ốc văn phòng – căn hộ tích hợp.

    - Thái Sơn Building có địa chỉ 179 Nguyễn Cư Trinh là toà nhà thương mại, văn phòng đa tầng, phục vụ nhu cầu thuê văn phòng và cửa hàng kinh doanh trong khu vực trung tâm.

    - Cống Quỳnh Plaza - nắm giữ vị trí đắc địa trên đường Cống Quỳnh, đây là một tổ hợp nhà ở kết hợp kinh doanh, tạo điểm nhấn mới cho phường với hướng phát triển theo mô hình mixed-use.

    - Chung cư 203 Nguyễn Trãi là dự án căn hộ trung cấp, phù hợp với giới trẻ và người lao động trong khu vực, giúp tăng mật độ cư dân ổn định, cùng nhiều tiện ích xung quanh.

    - Alpha City được phát triển tại số 87 Cống Quỳnh, đây là dự án căn hộ/cao ốc văn phòng hiện đại

    Cùng với các tòa nhà văn phòng như PaxSky Building và các nhà mặt tiền Nguyễn Trãi – Cống Quỳnh phục vụ thuê kinh doanh sầm uất..

    Phường Nguyễn Cư Trinh Quận 1 sau sáp nhập thuộc phường nào?

    Phường Nguyễn Cư Trinh Quận 1 sau sáp nhập thuộc phường nào? (hình từ internet)

    Hội đồng nhân dân phường có nhiệm vụ quyền hạn gì sau sáp nhập

    Nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng nhân dân phường sau sáp nhập quy định tại Điều 24 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) gồm:

    Hội đồng nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c, đ, e, g khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 21 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    - Quyết định biện pháp để thực hiện quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển đô thị, quy hoạch chung của chính quyền địa phương cấp tỉnh;

    - Quyết định các biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật;

    - Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, đặt tên, đổi tên tổ dân phố; quyết định cụ thể số lượng người hoạt động không chuyên trách hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

    Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân theo Luật tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?

    Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) là văn bản mới nhất vừa được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2025.

    Theo quy định tại Điều 29 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15), Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân như sau:

    - Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân.

    - Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này, các nhiệm vụ được Hội đồng nhân dân giao và quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

    Thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

    Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

    - Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân; giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Số lượng, cơ cấu các Ban của Hội đồng nhân dân được quy định như sau:

    + Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội.

    Hội đồng nhân dân thành phố thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Đô thị.

    Hội đồng nhân dân cấp xã thành lập Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Văn hóa - Xã hội.

    Hội đồng nhân dân ở tỉnh, thành phố có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được thành lập Ban Dân tộc;

    + Ban của Hội đồng nhân dân gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng Ban và các Ủy viên;

    + Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Trưởng Ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp;

    + Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

    - Các đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

    - Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới.

    Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới.

    - Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban Dân tộc của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã, việc bố trí đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã hoạt động chuyên trách.

    Lê Nhung Huyền
    Từ khóa
    Phường Nguyễn Cư Trinh Phường Nguyễn Cư Trinh Quận 1 sau sáp nhập Luật Tổ chức chính quyền địa phương Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân Phường Nguyễn Cư Trinh Quận 1 Phường Cầu Ông Lãnh Hội đồng nhân dân phường
    1