Đất LUK là đất gì?

Theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT vễ mã ký hiệu loại đất, mã ký hiệu đối tượng sử dụng đất.. giải thích khái niệm đất LUK như sau.

Nội dung chính

    Đất LUK là đất gì?

    Theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT, đất LUK là đất trồng lúa còn lại và thuộc nhóm đất nông nghiệp.

    Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 4. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp
    1. Đất trồng cây hằng năm là đất trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả cây hằng năm được lưu gốc. Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác, cụ thể như sau:
    a) Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại, trong đó đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên;
    ...

    Như vậy, có thể hiểu đất LUK là đất trồng lúa còn lại là đất dùng để trồng lúa, có thể kết hợp với các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng vẫn ưu tiên cho trồng lúa.

    Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục trưng dụng đất

    Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 102/2024/NĐ-CP trình tự, thủ tục trưng dụng đất quy định như sau:

    (1) Quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;

    - Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;

    - Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;

    - Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;

    - Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;

    - Thời gian bàn giao đất trưng dụng.

    (2) Việc hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất khi hết thời hạn trưng dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:

    - Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất trưng dụng;

    - Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    (3) Trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra theo quy định sau đây:

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra đối với trường hợp khu đất trưng dụng thuộc địa giới từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.

    (4) Thành phần Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra gồm:

    - Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng;

    - Các thành viên thuộc các cơ quan có chức năng quản lý đất đai, tài chính và các thành viên khác có liên quan;

    - Đại diện cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất;

    - Đại diện Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi có đất;

    - Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;

    - Người có đất trưng dụng hoặc đại diện của người có đất trưng dụng.

    Đất LUK là đất gì?

    Đất LUK là đất gì? (Hình từ Internet)

    Hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa

    Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 112/2024/NĐ-CP hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa gồm: 

    1. Người sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, gửi Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa (sau đây gọi là Bản Đăng ký) đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP.

    2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hợp lệ; Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp của Bản Đăng ký với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã.

    - Trường hợp Bản Đăng ký phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành văn bản chấp thuận cho phép chuyển đổi theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cho người sử dụng đất trồng lúa đăng ký;

    - Trường hợp Bản Đăng ký không phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản theo mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP, người sử dụng đất trồng lúa đăng ký.

    saved-content
    unsaved-content
    116