Bản đồ quy hoạch 9 phân khu TP Thủ Đức mới nhất 2025
Nội dung chính
Bản đồ quy hoạch 9 phân khu TP Thủ Đức mới nhất 2025
Ngày 21/01/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 202/QĐ-TTg năm 2025 phê duyệt đồ án quy hoạch chung TP Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040.
Theo Quyết định 202/QĐ-TTg năm 2025, không gian 9 phân khu TP Thủ Đức phát triển cụ thể như sau:
(1) Phân vùng số 1
Thuộc các phường Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Thảo Điền và một phần các phường An Khánh, An Phú; được giới hạn bởi các tuyến: đường Mai Chí Thọ và sông Sài Gòn, Rạch Chiếc.
Tính chất: Là trung tâm tài chính, thương mại dịch vụ, văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực và có vị thế quốc tế; khu đô thị hỗn hợp gắn với cảnh quan sinh thái ngập nước ven sông Sài Gòn; có vai trò không gian kết nối thành phố Thủ Đức với khu trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh.
>>> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch phân khu số 1 TP Thủ Đức mới nhất 2025
(2) Phân vùng số 2
Thuộc phường Hiệp Bình Chánh và một phần các phường Linh Đông, Trường Thọ, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Tam Bình; được giới hạn bởi các tuyến: đường Võ Nguyên Giáp, Vành đai 2, quốc lộ 1 và sông Sài Gòn.
>>> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch phân khu 2 TP Thủ Đức mới nhất 2025
Tính chất: Là khu trung tâm mới của thành phố gắn với trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ thương mại; có vai trò cửa ngõ của thành phố Thủ Đức gắn với bến thủy du lịch tại Trường Thọ và đầu mối quản lý, điều tiết thoát nước mưa.
(3) Phân vùng số 3
Thuộc các phường Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ, Linh Trung, Bình Chiểu, Linh Xuân và một phần các phường Tam Bình, Tam Phú, Linh Đông, Trường Thọ, Hiệp Bình Phước; được giới hạn bởi các tuyến: đường Võ Nguyên Giáp - Xa lộ Hà Nội, đường Vành đai 2, quốc lộ 1 và ranh giới hành chính giữa tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính chất: Là khu đô thị đô thị hiện hữu gắn với đào tạo và trung tâm sản xuất, dịch vụ trung chuyển.
>>> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch phân khu số 3 TP. Thủ Đức mới nhất
(4) Phân vùng số 4
Bao gồm phường Long Bình và một phần các phường Tân Phú, Long Thạnh Mỹ; được giới hạn bởi ranh giới với tỉnh Bình Dương, quốc lộ 1, đường nối đường Vành đai 3 với Xa lộ Hà Nội, sông Tắc và sông Đồng Nai.
Tính chất: Là trung tâm văn hóa gắn với vui chơi giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh; trung tâm công nghiệp cảng và dịch vụ hậu cần cảng gắn với sông Đồng Nai; có vai trò khu vực cửa ngõ phía Đông của thành phố, kết nối với các khu vực đô thị, công nghiệp tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
>>> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch phân khu số 4 TP. Thủ Đức mới nhất
(5) Phân vùng số 5
Thuộc phường Long Phước và một phần các phường Trường Thạnh, Long Trường; được giới hạn bởi các đường Vành đai 3, đường nối Vành đai 3, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, sông Tắc, sông Đồng Nai, rạch Ông Nhiêu.
Tính chất: Là trung tâm đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao gắn với nghiên cứu, đào tạo; có vai trò là khu vực cửa ngõ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với cảng hàng không quốc tế Long Thành.
>>>Xem thêm: Bản đồ quy hoạch phân khu số 5 thành phố Thủ Đức như thế nào?
(6) Phân vùng số 6
Thuộc một phần các phường Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, Bình Trưng Đông, Phú Hữu; được giới hạn bởi các tuyến đường Võ Chí Công, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, rạch Ông Nhiêu và sông Đồng Nai.
Tính chất: Là trung tâm dịch vụ cảng, công nghiệp và logistics của Thành phố Hồ Chí Minh và các khu đô thị lân cận.
>>> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch phân khu số 6 TP Thủ Đức mới nhất
(7) Phân vùng số 7
Thuộc phường Bình Trưng Tây và một phần các phường: An Khánh, An Phú, Phú Hữu, Bình Trưng Đông, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi; được giới hạn bởi các tuyến đường Võ Chí Công, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Mai Chí Thọ và sông Sài Gòn.
Tính chất: Là trung tâm thành phố Thủ Đức hiện hữu; không gian kết nối các khu vực động lực của thành phố gồm cảng và trung tâm tài chính Thủ Thiêm.
>>> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch phân khu số 7 TP Thủ Đức, TP HCM
(8) Phân vùng số 8:
Thuộc các phường Phước Long A, Phước Long B, Phước Bình và một phần các phường An Phú, Tăng Nhơn Phú B, Phú Hữu; được giới hạn bởi các tuyến đường Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Vành đai 2.
>>> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch phân khu số 8 TP Thủ Đức thế nào?
Tính chất: Là trung tâm thể dục thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh, có vai trò là khu liên hợp thể dục thể thao cấp quốc gia; trung tâm văn hóa, vui chơi giải trí của thành phố Thủ Đức; khu đô thị phát triển mới đan xen với các khu hiện hữu.
(9) Phân vùng số 9
Thuộc các phường Hiệp Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B và một phần các phường Phước Long B, Tân Phú, Long Thạnh Mỹ, Trường Thạnh, Long Trường, Phú Hữu; được giới hạn bởi các tuyến Vành đai 2, Xa lộ Hà Nội, đường nối Vành đai 3, Vành đai 3, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
Tính chất: Là trung tâm sản xuất công nghệ cao và các khu đô thị phụ cận.
>>> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phân khu số 9 TP. Thủ Đức (Chính thức)
Dưới đây là bản đồ Bản đồ quy hoạch 9 phân khu TP Thủ Đức
Bản đồ quy hoạch 9 phân khu TP Thủ Đức mới nhất 2025 (Hình ảnh Internet)
Định hướng quy hoạch sử dụng đất TP Thủ Đức đến năm 2040
Tại khoản 8 Điều 1 Quyết định 202/QĐ-TTg năm 2025 nếu rõ định hướng quy hoạch sử dụng đất thành phố Thủ Đức đến năm 2040 như sau:
(1) Khu dân dụng khoảng 13.900 - 14.200 ha, gồm các chức năng:
- Đơn vị ở khoảng 8.000 - 8.200 ha.
- Dịch vụ - công cộng cấp đô thị: khoảng 970 - 1.020 hạ, trong đó có khoảng 400 - 420 ha đất các công trình giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, văn hóa, thương mại, dịch vụ đã xác định và khoảng 570 - 600 ha các công trình thương mại, dịch vụ, đào tạo, công cộng khác nằm trong các khu chức năng phức hợp, khu đất hỗn hợp - được xác định cụ thể trong các quy hoạch cấp dưới.
- Cây xanh, công viên, sử dụng công cộng trong đô thị khoảng 1.585 - 1.622 ha.
- Đất ở kết hợp kinh tế vườn, nông nghiệp sinh thái, dịch vụ du lịch: khoảng 400 - 420 ha.
- Giao thông đô thị (tính đến đường khu vực) khoảng 2.650 - 2.800 ha.
- Các khu dân dụng khác (bao gồm cơ quan, trụ sở hành chính cấp đô thị và hạ tầng kỹ thuật khác cấp đô thị) khoảng 190 - 210 ha.
(2) Khu ngoài dân dụng khoảng 4.400 - 4.600 ha, gồm:
- Khu trung tâm nghiên cứu, đào tạo, Viện - trường khoảng 360 - 400 ha.
- Khu công nghệ cao tập trung khoảng 1.100 - 1.150 ha.
- Khu đất sản xuất công nghiệp, kho tàng khoảng 280 - 290 ha.
- Khu sản xuất công nghiệp, kho tàng, công nghệ cao, logistics, dịch vụ, đào tạo, cảng khoảng 440 - 470 ha.
- Cơ quan, trụ sở và trung tâm y tế, văn hóa thể dục thể thao cấp Thành phố Hồ Chí Minh: khoảng 350 - 390 ha.
- Cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên dụng khoảng 240 - 260 ha.
- Tôn giáo, tín ngưỡng, di tích khoảng 135 - 150 ha.
- Khu vực an ninh khoảng 91 - 103 ha; thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Khu vực quốc phòng quy mô khoảng 138 - 200 ha; định hướng chuyển đổi khu đất quốc phòng tại khu vực cảng Trường Thọ hiện nay thành đất phát triển khu quảng trường công cộng và trung tâm đô thị ven sông Sài Gòn, các khu đất quốc phòng tại khu vực Cát Lái sang chức năng cảng, dịch vụ cảng, logistic. Việc chuyển đổi các quỹ đất quốc phòng sang mục đích kinh tế cần phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật đối với việc quản lý và sử dụng đất quốc phòng. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ, quy mô đất quốc phòng tại thành phố Thủ Đức được điều chỉnh để bảo đảm triển khai thực hiện phù hợp, thống nhất.
- Giao thông đối ngoại khoảng 880 - 900 ha.
- Nghĩa trang và hạ tầng kỹ thuật khác cấp Thành phố Hồ Chí Minh, cấp vùng khoảng 350 - 390 ha.
(3) Đất khác khoảng 2.550 - 2.750 ha (chủ yếu là mặt nước tự nhiên).
Xem chi tiết Quy hoạch sử dụng đất tại Phụ lục kèm theo Quyết định 202/QĐ-TTg năm 2025