Bản đồ quy hoạch phân khu số 6 TP Thủ Đức mới nhất
Nội dung chính
Bản đồ quy hoạch phân khu số 6 TP Thủ Đức mới nhất
Quyết định 8255/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức ban hành vào ngày 15/6/2025 về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đối với Phân khu số 6 trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
Phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Phân khu số 6, thành phố Thủ Đức, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh với các nội dung chính sau:
[1] Tên đồ án: Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Phân khu số 6, thành phố Thủ Đức.
[2] Phạm vi ranh giới và diện tích lập quy hoạch:
Phạm vi khu vực lập quy hoạch: thuộc một phần các phường Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, Bình Trưng Đông, Phú Hữu, thành phố Thủ Đức.
[3] Ranh giới khu vực lập quy hoạch:
- Phía Tây: giáp đường Võ Chí Công;
- Phía Nam: giáp sông Đồng Nai và khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi;
- Phía Bắc: giáp các Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây;
- Phía Đông: giáp rạch Ông Nhiêu.
Diện tích khu vực lập quy hoạch: khoảng 1.587,05ha (không bao gồm diện tích Khu công nghiệp Cát Lái – cụm II).
Bản đồ quy hoạch phân khu số 6 TP Thủ Đức mới nhất:
Lưu ý: Hình ảnh bản đồ quy hoạch phân khu số 6 TP Thủ Đức mới nhất chỉ mang tính tham khảo!
Quy hoạch đô thị được rà soát theo định kỳ bao lâu?
Căn cứ Điều 43 Luật Quy hoạch và nông thôn 2024 quy định như sau:
Điều 43. Rà soát quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Quy hoạch đô thị và nông thôn phải được rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện theo định kỳ hoặc khi xuất hiện nhu cầu điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn trên cơ sở các điều kiện điều chỉnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 45 của Luật này.
2. Thời hạn rà soát định kỳ quy hoạch đô thị và nông thôn là 05 năm kể từ ngày quy hoạch đô thị và nông thôn được phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khu chức năng quy định tại khoản 4 Điều 41 của Luật này có trách nhiệm tổ chức rà soát, tổng hợp kết quả rà soát quy hoạch đô thị và nông thôn đã được phê duyệt trên phạm vi địa giới đơn vị hành chính do mình quản lý.
4. Kết quả rà soát quy hoạch đô thị và nông thôn phải được báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn.
Như vậy, quy hoạch đô thị và nông thôn phải được rà soát định kỳ 5 năm/lần kể từ ngày được phê duyệt. Việc rà soát nhằm đánh giá quá trình thực hiện, đồng thời làm cơ sở xem xét điều chỉnh khi có nhu cầu phù hợp với thực tiễn phát triển.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chịu trách nhiệm tổ chức rà soát và báo cáo kết quả theo quy định pháp luật.
Bản đồ quy hoạch phân khu số 6 TP Thủ Đức mới nhất (Hình từ Internet)
Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Quy hoạch 2017 quy định về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch như sau:
- Tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
- Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.
- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.
- Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch.
- Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
- Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.