Mô hình Sleepbox là gì? Mô hình sleepbox có an toàn không?
Mua bán nhà đất tại mới nhất tháng 07 / 2025
Nội dung chính
Mô hình Sleepbox là gì?
Trong bối cảnh giá thuê phòng trọ ngày càng tăng cao tại các thành phố lớn, đặc biệt là khi nhu cầu nhà ở của sinh viên, công nhân, người lao động trẻ luôn ở mức rất lớn, mô hình Sleepbox đã nổi lên như một giải pháp lưu trú mới, vừa tiết kiệm, riêng tư, vừa tiện nghi và hiện đại.
Mô hình sleepbox ngày nay đã được cải tiến để đáp ứng nhu cầu ở lâu dài, trở thành một lựa chọn phòng trọ siêu nhỏ nhưng đủ dùng cho đại đa số người có thu nhập trung bình thấp.
(1) Đặc điểm nổi bật của mô hình Sleepbox
Mỗi Sleepbox thường có diện tích nhỏ, được thiết kế như một cabin riêng biệt hoặc xếp tầng nhiều khoang, đảm bảo người ở có một không gian sinh hoạt cơ bản nhưng vẫn riêng tư, gọn gàng.
(2) Trang bị đầy đủ tiện nghi cơ bản
Bên trong Sleepbox vẫn đảm bảo có:
- Giường tầng hoặc giường đơn, nệm êm
- Ổ điện cá nhân, đèn đọc sách, quạt hoặc máy lạnh
- Một số nơi còn tích hợp bàn gập, tủ để đồ, rèm cửa để tăng tính tiện dụng và riêng tư
Ngoài không gian ngủ cá nhân, Sleepbox thường được bố trí trong các tòa nhà có:
- Khu vệ sinh và nhà tắm chung được vệ sinh định kỳ
- Khu để xe, khu sinh hoạt chung, máy giặt, wifi miễn phí
- Một số khu còn có camera an ninh 24/7, quản lý tòa nhà, và thang máy
(3) Giá thuê Sleepbox hợp lý
- Trung bình giá thuê Sleepbox dao dộng từ 1,2 triệu – 2 triệu đồng/tháng, rẻ hơn đáng kể so với các phòng trọ truyền thống
- Đã bao gồm điện nước, wifi, người thuê không phát sinh thêm nhiều chi phí phụ
- Phù hợp với xu hướng sống tối giản và linh hoạt
(4) Đối tượng phù hợp với mô hình Sleepbox
- Sinh viên và học sinh từ tỉnh lên thành phố học tập, có nhu cầu ở trọ dài hạn nhưng tài chính hạn chế
- Người lao động trẻ, công nhân, người mới đi làm cần chỗ ở gần nơi làm việc mà vẫn tiết kiệm được tiền
- Người độc thân, sống một mình, có lối sống gọn gàng, không cần quá nhiều không gian
- Người ở tạm, công tác ngắn hạn hoặc chuyển tiếp chỗ ở, cần nơi ở trung chuyển tiện nghi, giá rẻ
Mô hình sleepbox có an toàn không?
Mô hình Sleepbox liệu có an toàn là một mối quan tâm hoàn toàn chính đáng, đặc biệt với những người đang cân nhắc thuê để ở lâu dài hoặc đầu tư mô hình này.
- Xét về an toàn cá nhân và quyền riêng tư
+ Mỗi Sleepbox là một khoang khép kín hoặc bán khép kín, có rèm kéo, cửa kéo, hoặc khóa thẻ từ.
+ So với việc ở chung phòng với người lạ như ký túc xá hoặc phòng ghép, Sleepbox mang lại cảm giác an toàn cá nhân và kiểm soát không gian tốt hơn.
+ Tuy nhiên, nếu thiết kế quá nhỏ, thiếu hệ thống thông gió, không gian chật và kín có thể gây cảm giác ngột ngạt hoặc bí bách, nhất là khi ở lâu dài.
- An ninh trong khu vực Sleepbox
+ Các mô hình Sleepbox hiện đại thường được đặt trong các tòa nhà có hệ thống camera an ninh, khóa từ, kiểm soát ra vào, bảo vệ 24/7 hoặc quản lý bằng ứng dụng.
+ Khu vực vệ sinh, bếp chung hay hành lang đều có camera giám sát để phòng tránh mất trộm, xâm nhập trái phép.
+ Tuy nhiên, ở những mô hình giá rẻ, thiếu đầu tư, an ninh có thể không được đảm bảo tốt như mong đợi. Người thuê nên chọn đơn vị vận hành uy tín, có quản lý rõ ràng.
- An toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC)
+ Đây là vấn đề đáng lưu tâm nhất, đặc biệt với Sleepbox làm bằng vật liệu dễ bắt lửa như ván MDF, nhựa, gỗ công nghiệp,…
+ Một số khu Sleepbox đã được trang bị đèn thoát hiểm, bình chữa cháy, cảm biến khói, nhưng nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu PCCC.
- An toàn sức khỏe, môi trường sống
+ Vệ sinh khu vệ sinh chung, hành lang, thang máy, hệ thống điều hòa cần được bảo trì thường xuyên.
+ Không gian Sleepbox nếu quá nhỏ và không có cửa sổ hoặc hệ thống thông gió hợp lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí, dễ gây mùi hôi, ẩm mốc hoặc thiếu oxy.
+ Với người sống lâu dài, nếu khu vực sinh hoạt quá chật sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý như dễ căng thẳng, stress, khó ngủ,…
Mô hình Sleepbox là gì? Mô hình sleepbox có an toàn không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở?
Căn cứ theo Điều 171 Luật Nhà ở 2023 các trường hợp được chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở gồm:
(1) Trường hợp thuê nhà ở thuộc tài sản công thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Nhà ở 2023.
(2) Trường hợp thuê nhà ở không thuộc tài sản công thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hợp đồng thuê nhà ở hết thời hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;
- Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
- Nhà ở cho thuê không còn;
- Bên thuê nhà ở là cá nhân chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
- Bên thuê nhà ở là tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động;
- Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc trường hợp bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào mục đích khác.
Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc các bên có thỏa thuận khác;
(3) Trường hợp quy định tại Điều 172 Luật Nhà ở 2023.