Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở đâu, diện tích bao nhiêu?
Nội dung chính
Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở đâu, diện tích bao nhiêu?
Theo Quyết định 6566/QĐ-UBND năm 2005 về duyệt quy hoạch chi tiết Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/2000 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
Nêu rõ phạm vi phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm bao gồm toàn bộ đất tự nhiên của các phường: An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông và một phần phường Bình An, Bình Khánh, thuộc quận 2. Tổng diện tích khu đất: 657 ha.
Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm có ranh giới như sau:
+ Phía Bắc giáp sông Sài Gòn và phần còn lại của phường Bình An, Bình Khánh quận 2.
+ Phía Nam giáp Sông Sài Gòn qua quận 4, quận 7.
+ Phía Tây giáp sông Sài Gòn qua quận 1.
+ Phía Đông giáp sông Sài Gòn qua quận 7 và giáp rạch Cá Trê nhỏ.
Như vậy, khu đô thị mới Thủ Thiêm tọa lạc bên bờ sông Sài Gòn đối diện trung tâm quận 1 với tổng diện tích 657 ha.
(*) Trên đây là thông tin "Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở đâu, diện tích bao nhiêu?"
Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở đâu, diện tích bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Các cây cầu kết nối liên thông với khu đô thị mới Thủ Thiêm
Theo Quyết định 6566/QĐ-UBND năm 2005 về duyệt quy hoạch chi tiết Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/2000 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
Cụ thể, đô thị mới Thủ Thiêm được kết nối với các quận nội thành hiện hữu qua 5 cầu và 01 đường hầm:
- Cầu nối với quận Bình Thạnh (cầu Thủ Thiêm) tại đường Nguyễn Hữu Cảnh.
- Cầu nối với quận 1 (cầu Ba Son).
- Cầu đi bộ nối với quận 1.
- Cầu nối với quận 4.
- Cầu nối với quận 7.
- Đường hầm Thủ Thiêm (thuộc dự án xây dựng Đại lộ Đông - Tây đã được Chính phủ phê duyệt).
Ngoài ra khu đô thị mới Thủ Thiêm còn được kết nối liên thông với quy hoạch các tuyến đường trọng điểm và các cung đường chính bao quanh khu đô thị Thủ Thiêm như:
- Đường Nguyễn Cơ Thạch: hay còn gọi là trục đường Bắc Nam, đây là trục đường chính xuyên tâm, có tổng chiều dài hơn 2,5km, lộ giới gần 45 mét, điểm đầu là giao với đường Mai Chí Thọ, cầu Thủ Thiêm 1 và điểm cuối là cầu Thủ Thiêm 4.
- Đại lộ Vòng cung (R1): là tuyến đường trung tâm và đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ sử dụng đất. Dọc hai bên đường là khu kinh doanh và nhà ở phức hợp.
- Đường Ven hồ trung tâm (R2): là tuyến đường đóng vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch và sinh thái học. Dọc một bên đường là các trung tâm buôn bán nhộn nhịp và nhà ở phức hợp; mặt khác, phía bên kia hồ là khu vực vui chơi giải trí.
- Đường Ven sông Sài Gòn (R3): là tuyến đường bao quanh phía tây bán đảo. Trong khi bên ngoài giáp với sông Sài Gòn thuận tiện giao thông đường thủy thì bên trong lại bao quanh khu vực thương mại sầm uất.
- Đường Vùng châu thổ (R4): là tuyến đường nối tiếp từ Đại lộ Vòng cung và nằm ở vùng ngập nước phía Tây – Nam bán đảo:
- Đường Châu thổ: là tuyến đường nối tiếp từ Đường Vùng Châu thổ và nằm ở các vùng đất ngập nước phía đông-nam bán đảo.
- Đường Ven sông: là tuyến đường nối tiếp từ Đường Châu thổ. Cả hai bên tuyến đường là khu dân cư và khu vực đất trũng.Theo quy hoạch, bán đảo Thủ Thiêm có vị trí rất thuận lợi về giao thông vì là cửa ngõ, điểm đầu của nút giao xa lộ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc. Tuyến Đại lộ Đông Tây đi qua bán đảo Thủ Thiêm nối liền các tỉnh miền Tây với miền Đông Nam bộ và đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây kết nối bên kia sông Đồng Nai. Ngoài ra, khoảng cách từ bán đảo Thủ Thiêm đi sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) trong tương lai cũng không gặp nhiều khó khăn.
Quy hoạch giao thông cho người đi bộ tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Theo Quyết định 6566/QĐ-UBND năm 2005 về duyệt quy hoạch chi tiết Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/2000 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
Cụ thể, quy hoạch giao thông cho người đi bộ tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm như sau:
Mạng lưới đường bộ được nối kết với các không gian mở, các trung tâm công cộng chính của thành phố và các không gian công cộng trong công trình.
Vỉa hè đường phố Khu Lõi trung tâm chính, Đại lộ Đông Tây, Đại lộ Vòng cung và những khu có lưu lượng bộ hành cao, được bố trí rộng hơn từ 4m đến 10m. Vỉa hè đường phố khu dân cư, đường phố ngang qua công viên, không gian mở, được bố trí nhỏ hơn từ 2,5m đến 3m. ở khu vực ngập nước phía Nam, một mạng lưới đường đi dạo trên cao lan toả khắp nơi, với lề rộng 2,5m.
Giao thông đi bộ còn được quản lý trong phạm vi tầng trệt và các không gian công cộng trong công trình. Vì vậy, trong bước phê duyệt thiết kế tổng mặt bằng 1/500 và thiết kế cơ sở, cần phải xem xét tính hợp lý của các hàng lang đi bộ kết nối vào hệ thống đi bộ ngoài công trình của Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm.
Cầu bộ hành qua sông Sài Gòn nối trung tâm quận 1 với Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm, là công trình có kiến trúc độc đáo mang tính biểu tượng.