Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn được quy định như thế nào trong văn bản hiện hành?

Việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn được quy định như thế nào trong văn bản hiện hành? Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn quy định ra sao?

Nội dung chính

    Việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn được quy định như thế nào trong văn bản hiện hành?

    Việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn được quy định tại Điều 25 Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:

    - Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn do Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, có đủ điều kiện thành lập theo quy định của Quy định này.

    - Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn:

    Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật trở lên đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP. Trong đó, ít nhất phải có một tư vấn viên là cán bộ công đoàn chuyên trách; số còn lại là cán bộ công đoàn của cấp công đoàn ra quyết định thành lập phân công hoạt động kiêm nhiệm tại Trung tâm; hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

    Có trụ sở làm việc, giao dịch của Trung tâm tư vấn pháp luật.

    - Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn:

    Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm Giám đốc Trung tâm, tư vấn viên pháp luật và các nhân viên khác. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện hoạt động cụ thể của Trung tâm, Công đoàn cấp ra quyết định thành lập Trung tâm có thể bổ nhiệm thêm chức danh Phó giám đốc, một số bộ phận giúp việc, thành lập và đặt chi nhánh của Trung tâm theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Quy định này.

    3