Quyền và trách nhiệm của tổ chức thực hiện tư vấn pháp luật của công đoàn được quy định như thế nào?

Quyền và trách nhiệm của tổ chức thực hiện tư vấn pháp luật của công đoàn được quy định như thế nào? Chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật và trước Công đoàn cấp ra quyết định thành lập có phải là trách nhiệm?

Nội dung chính

    Quyền và trách nhiệm của tổ chức thực hiện tư vấn pháp luật của công đoàn được quy định như thế nào?

    Quyền và trách nhiệm của tổ chức thực hiện tư vấn pháp luật của công đoàn được quy định tại Điều 21 Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:

    - Quyền hạn:

    + Được đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đối tượng tư vấn;

    + Được kiến nghị hoặc đề xuất với công đoàn cấp có thẩm quyền kiến nghị với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hữu quan giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn và người lao động.

    + Được tiếp nhận tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.

    - Trách nhiệm:

    + Tuân theo quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn và các quy định của cấp công đoàn ra quyết định thành lập.

    + Chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật và trước Công đoàn cấp ra quyết định thành lập.

    + Chịu trách nhiệm về hoạt động tư vấn pháp luật của cán bộ tư vấn do mình quản lý.

    + Định kỳ 6 tháng, báo cáo cơ quan Công đoàn cấp mình về kết quả hoạt động tư vấn pháp luật.

    26