Việc quản lý giao dịch về nhà ở đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Việc quản lý giao dịch về nhà ở đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý bán, cho thuê mua, tặng cho nhà ở đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện như sau:
- Trước khi ký hợp đồng mua bán, cho thuê mua, tặng cho nhà ở, chủ đầu tư xây dựng nhà ở hoặc bên tặng cho hoặc bên bán nhà ở cho cá nhân, tổ chức nước ngoài phải kiểm tra thông tin trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở hoặc bên bán nhà ở chỉ được bán, cho thuê mua, bên tặng cho chỉ được tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo đúng số lượng quy định;
- Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng mua bán, cho thuê mua, tặng cho nhà ở, chủ đầu tư, bên tặng cho hoặc bên bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm thông báo thông tin (bằng thư điện tử và bằng văn bản) về tên người mua, địa chỉ nhà ở đã bán, cho thuê mua, đã tặng cho đến cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan này; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin do bên bán, cho thuê mua, tặng cho nhà ở gửi, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải kiểm tra và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử các thông tin này.
- Trước khi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải kiểm tra thông tin do cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh đăng tải.
Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải thông báo (bằng thư điện tử và bằng văn bản) thông tin về nhà ở đã được cấp Giấy chứng nhận cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan này.
Việc quản lý giao dịch về nhà ở đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Giấy tờ chứng minh điều kiện được sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
...
3. Giấy tờ chứng minh điều kiện được sở hữu nhà ở được quy định như sau:
a) Đối với tổ chức, cá nhân trong nước thì phải có giấy tờ chứng minh có quyền sở hữu nhà ở thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Nhà ở;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm tạo lập nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Nhà ở;
c) Đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở;
d) Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ pháp lý tương đương nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở.
Như vậy, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân dân Việt Nam thì cần các giấy tờ để chứng minh điều kiện được sở hữu nhà ở như sau:
+ Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm tạo lập nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Nhà ở
- Đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cần các giấy tờ để chứng minh điều kiện được sở hữu nhà ở như sau:
+ Hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở;
Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh đăng tải những thông tin nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Việc quản lý, sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
1. Các thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này bao gồm:
a) Số lượng nhà ở (bao gồm cả căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ) tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở nằm trong khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu; số lượng căn hộ chung cư tại mỗi tòa nhà chung cư, số lượng nhà ở riêng lẻ của dự án mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu;
b) Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã mua, thuê mua, đã được cấp Giấy chứng nhận tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
c) Số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong trường hợp trên một địa bàn có số dân theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà có nhà ở riêng lẻ.
Như vậy, các thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh bao gồm:
- Số lượng nhà ở (bao gồm cả căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ) tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở nằm trong khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu; số lượng căn hộ chung cư tại mỗi tòa nhà chung cư, số lượng nhà ở riêng lẻ của dự án mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu;
- Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã mua, thuê mua, đã được cấp Giấy chứng nhận tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
- Số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong trường hợp trên một địa bàn có số dân theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2024/NĐ-CP có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà có nhà ở riêng lẻ.