Trong những trường hợp nào tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý?

Việc quản lý và sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý trong các trường hợp cụ thể nào?

Nội dung chính

    Trong những trường hợp nào tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 23 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý trong các trường hợp sau:

    - Tài sản bị hư hỏng mà không thể sửa chữa hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;

    - Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cũ để đầu tư xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia mới theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

    - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không sử dụng được theo công năng của tài sản;

    - Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

    Trên đây là nội dung tư vấn về Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tìm hiểu tại Nghị định 46/2018/NĐ-CP.

     

    14