Thời gian thử việc là bao lâu? Thử việc có được nhận lương vào ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật không?

Thời gian thử việc là bao lâu? Thử việc có được nhận lương vào ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật không? Có được lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động?

Nội dung chính

    Từ 2021 thời gian thử việc có thể là 180 ngày?

    Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021) quy định về thời gian thử việc như sau:

    Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

    - Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

    - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

    - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

    Như vậy từ 2021, thời gian thử việc có thể lên đến 180 ngày và áp dụng đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Đây chính là một điểm mới so với Bộ luật Lao động 2012 hiện hành.

    Thời gian thử việc có thể là 180 ngày không? Thử việc có được nhận lương vào ngày nghỉ lễ?

    Thời gian thử việc có thể là 180 ngày không? Thử việc có được nhận lương vào ngày nghỉ lễ?

    Thử việc có được nhận lương vào ngày nghỉ lễ từ năm 2021 không?

    Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) quy định:

    Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

    Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    - Tết Âm lịch: 05 ngày;

    - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

    - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

    - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    Ngoài ra, Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

    Như vậy, thử việc cũng được xem là người lao động nên họ cũng sẽ được hưởng lương ngày nghỉ lễ.

    Có được lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động?

     Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

    Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

    Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

    Hiện nay, theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 thì: Khi việc làm thử đạt yêu cầu người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

    Mặc dù Bộ luật Lao động 2012 không quy định cụ thể việc lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động nhưng thực tế thì các bên vẫn có thể thực hiện được vì nguyên tắc công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm.

    Khác với Bộ luật Lao động 2012 thì Bộ luật mới đã quy định rất rõ vấn đề này. Theo đó, các bên được lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động.

    Trân trọng.

    12