Theo quy định hiện nay thì văn bản phân chia di sản thừa kế có tên của người đang mất tích có được không?
Nội dung chính
Theo quy định hiện nay thì văn bản phân chia di sản thừa kế có tên của người đang mất tích có được không?
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là văn bản thể hiện thông tin về các bên là người hưởng thừa kế, di sản thừa kế, nội dung thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các bên là người hưởng thừa kế và các thông tin khác liên quan... Do đó, việc để tên một người đã bỏ đi không tin tức hơn 10 năm (không biết ở đâu) vào danh sách thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là không phù hợp với quy định của pháp luật. Vì văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được lập không thể hiện ý chí của họ nhưng trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vẫn có tên của họ là không đảm bảo về giá trị pháp lý.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật về thủ tục công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì các bên tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải ký trước mặt người có thẩm quyền công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Do đó, nếu để tên của người con đã bỏ đi không có tin tức 30 năm (không biết ở đâu) vào danh sách thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì người này sẽ không thể có mặt tại tổ chức hành nghề công chứng, phòng tư pháp hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã để thực hiện việc ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Với trường hợp của bạn, để tiến hành phân chia di sản phù hợp thì bạn, lựa chọn tốt nhất là bạn nên làm thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố chị bạn mất tích theo Khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015:
- Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Sau khi đã tuyên bố chị bạn mất tích thì ban và anh trai bạn có thể tự mình thỏa thuận phân chia di sản mà không lo ngại trở ngại về pháp lý.
Trên đây là nội dung quy định về lập văn bản phân chia di sản thừa kế. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.